Tình yêu vốn chẳng chừa một ai, dù bạn là người thường hay là minh tinh màn bạc đi chăng nữa. 10 mối tình "thầm thương trộm nhớ" của sao Hoa Ngữ dưới đây sẽ là minh chứng cho việc người nổi tiếng cũng có những rung động rất đỗi đời thường, trong lòng họ đều đã từng ấm ủ một bóng hình tương tư.

Đả nữ châu Á nào chỉ có Dương Tử Quỳnh

Với những nỗ lực hơn người, sự kiên trì, bền bỉ cùng nhiều thành tựu đạt được trên toàn cầu, Dương Tử Quỳnh được coi là biểu tượng sao nữ võ thuật châu Á. Tuy nhiên, màn bạc châu Á vẫn còn nhiều ngôi sao lấp lánh xứng danh đả nữ khác.

Dương Tử Quỳnh là diễn viên châu Á đầu tiên được trao giải Oscar Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong bộ phim điện ảnh Cuộc chiến đa vũ trụ.

Trước khi đến Hollywood, Dương Tử Quỳnh đã có một sự nghiệp lừng lẫy ở châu Á khi bứt phá ở những vai diễn hành động để có chỗ đứng tại Hong Kong trong loạt phim kinh điển mà Ngọa hổ tàng long (2000) là ví dụ điển hình.

Để có chỗ đứng và tạo được tên tuổi vang xa như hiện nay, Dương Tử Quỳnh đã có quãng thời gian rèn luyện không ngừng nghỉ.

Giám đốc sản xuất của D&B Films từng tiết lộ rằng khi Dương Tử Quỳnh “chân ướt chân ráo" đến Hong Kong, cô vẫn chưa hề biết một chút gì về kung fu.

“Cô ấy hoàn toàn không biết kung fu và tập luyện không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi để trở thành một nữ diễn viên hành động. Toàn bộ cơ thể cô ấy bị tổn thương, nhưng cô ấy không bao giờ bỏ cuộc… Rất hiếm khi tìm được một tài năng như cô ấy”, nhà sản xuất phim cho biết.

Trong những năm gần đây, Dương Tử Quỳnh tiếp tục thể hiện khả năng võ thuật của mình trong nhiều bộ phim khác nhau, bao gồm phim siêu anh hùng Shang-Chi huyền thoại thập nhẫn (2021) và phim Everything Everywhere All at Once (2022) - bộ phim đã giúp cho Dương Tử Quỳnh giành được giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, trở thành người châu Á đầu tiên làm được điều này.

Từ khi ghi dấu ấn lịch sử, cô vẫn tiếp tục tham gia các dự án phim lớn ở Hollywood, sẽ ra mắt trong thời gian tới như: Avatar 3, Avatar 4, Wicked: Part One…

Chương Tử Di cùng với Triệu Vy, Từ Tịnh Lôi và Châu Tấn là một trong Tứ đại hoa đán của Trung Quốc. Trong đó, Chương Tử Di đã tạo dựng sự nghiệp diễn xuất của mình trong các bộ phim sử thi kiếm hiệp.

Một trong những vai chính, tạo dấu ấn đầu tiên của cô là Ngọa hổ tàng long. Trong đó, cô đóng vai Du Tứ Liên, con gái của một quý tộc đang bí mật học việc với nhân vật phản diện trong phim.

Sau thành công của Ngọa hổ tàng long, Chương Tử Di đã liên tiếp góp mặt vào loạt phim hành động như Giờ cao điểm 2, Anh hùng, Thập diện mai phục,...

Bộ phim Thập diện mai phục (2004) cũng giúp cô tiếp tục được đề cử BAFTA ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Và Hồi ức của một Geisha (2005), Chương Tử Di nhận được đề cử Giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất.

Thừa thắng xông lên, Chương Tử Di chuyển hướng sang một số phim truyền hình như Hoa nhài nở... Năm 2013, cô quay trở lại thể loại võ thuật với The Grand Master của Vương Gia Vệ.

Trương Mạn Ngọc trong phim Anh hùng

Trương Mạn Ngọc có lẽ được biết đến nhiều nhất nhờ diễn xuất đầy cảm xúc trong phim Tâm trạng khi yêu của Vương Gia Vệ. Dẫu vậy, mỹ nhân họ Trương cũng được biết đến trong các bộ phim võ thuật như: Đông phương tam hiệp, Câu chuyện cảnh sát,....

Bên cạnh đó, Trương Mạn Ngọc còn xuất hiện trong bộ phim hành động Tân Long Môn khách sạn của Từ Khắc hay phim Anh hùng trong vai một nữ kiếm sĩ và sát thủ điêu luyện, người thề sẽ trả thù cho cha mình.

Từng được bình chọn là “Nữ hoàng kiếm thuật”, Trịnh Phối Phối được nhiều người coi là ngôi sao hành động nữ đầu tiên của màn ảnh Hoa ngữ. Một trong những vai chính đầu tiên của cô là trong bộ phim võ thuật Đại túy hiệp (1966), trong đó Trịnh Phối Phối vào vai một nữ võ sĩ đang tìm cách giải cứu anh trai bị bắt cóc.

Mặc dù Trịnh Phối Phối không có nền tảng võ thuật trước khi đóng phim nhưng bà được chọn vì kinh nghiệm khiêu vũ của mình

Nữ diễn viên tiếp tục tham gia một số bộ phim hành động vào những năm 1960, thường đóng vai nữ kiếm sĩ. Một trong số đó là Kim Yến Tử (1968).

"Với nền tảng múa ba lê, âm nhạc nên khi vào phim hành động bà khá nhanh nhẹn, trang nghiêm. Bà được coi là một trong những nữ diễn viên xuất sắc nhất nổi lên từ điện ảnh võ thuật", một nhà phê bình Hong Kong từng dành lời khen cho đả nữ "đời đầu" Trịnh Phối Phối.

Không những thế, Trịnh Phối Phối cũng đã tìm thấy một thế hệ người hâm mộ mới với sự xuất hiện của bà trong Ngọa hổ tàng long. Phim này cũng giúp bà giành được giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hong Kong lần thứ 20.

Gần đây nhất, Trịnh Phối Phối xuất hiện với vai trò bà mối trong live-action chuyển thể Hoa Mộc Lan (2020).

Trong những năm 1990, Lâm Thanh Hà được mệnh danh là nữ hoàng phim võ hiệp. Sinh ra ở Đài Loan, Lâm Thanh Hà xuất phát điểm ở các bộ phim thanh xuân, lãng mạn như Bên ngoài cửa sổ (1973).

Vào những năm 1980, Lâm Thanh Hà chuyển đến Hong Kong. Sau đó, bà bắt đầu làm việc với đạo diễn Từ Khắc trong bộ phim võ thuật Tân Thục Sơn kiếm hiệp (1983).

Cùng với Thành Long và Trương Mạn Ngọc, Lâm Thanh Hà xuất hiện trong Câu chuyện cảnh sát (1985), và sau đó đóng vai chính trong các bộ phim võ thuật, hành động khác bao gồm Bạch phát ma nữ (1993).

Có lẽ vai diễn mang tính biểu tượng nhất của Lâm Thanh Hà là trong Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương bất bại (1992). Bộ phim đã biến Lâm Thanh Hà từ một nữ diễn viên phim lãng mạn thành một ngôi sao võ thuật.

Mao Anh (Angela Mao) trong Lady Kung Fu

Được người hâm mộ biết đến với biệt danh “Gương mặt thiếu nữ vàng trong làng phim võ thuật", nữ diễn viên Đài Loan Mao Anh từng nổi tiếng không kém Lý Tiểu Long ở Mỹ.

Thậm chí, bộ phim Hapkido (được phát hành tại Mỹ dưới tựa Lady Kung Fu) có Mao Anh tham gia từng có lúc vượt qua Long tranh hổ đấu của Lý Tiểu Long trong cuộc đua doanh thu phòng vé tại nước Mỹ.

Khi còn là một cô gái trẻ, Mao Anh đã theo học võ thuật tại trường đào tạo diễn viên Kinh kịch ở Đài Loan. Trong thời gian đó, cô chuyên về học cách thực hiện các màn nhào lộn và thậm chí cả cách sử dụng chân để tự vệ trước 12 ngọn giáo.

Nữ diễn viên tham gia một bộ phim ở Đài Loan trước khi ký hợp đồng với hãng phim Golden Harvest tại Hong Kong năm 1970. Thời điểm đó, Golden Harvest mới được sáng lập bởi Raymond Chow và Leonard Ho sau khi họ rời khỏi hãng Shaw Brothers. Angela Mao chính là nghệ sĩ đầu tiên ký hợp đồng với hãng.

The Angry River (1971), bộ phim kiếm hiệp giả tưởng có sự tham gia của Mao Anh, là tác phẩm đầu tiên đến từ Golden Harvest. Tiếp sau đó, bộ phim võ thuật Lady Whirlwind và Hapkido đã đưa tên tuổi Mao Anh lên hàng ngôi sao.

Với sự góp mặt của nhiều diễn viên đẹp và nổi tiếng như Trương Hinh Dư, Mã Khả, Kiều Chấn Vũ và Dịch Dương Thiên Tỉ (thành viên nhóm nhạc TFBoys), Tư mỹ nhân được đánh giá là một trong những dự án đáng chú ý nhất trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ trong dịp hè 2017. Ngoài dàn sao đình đám, phim còn gặp nhiều thuận lợi khi được phát sóng trong khung giờ vàng của đài truyền hình Hồ Nam và vào thời điểm khi bom tấn truyền hình Danh nghĩa nhân dân đã kết thúc.

Trương Hinh Dư rất xinh nhưng không thể kéo khán giả cho "Tư mỹ nhân"

Với những ưu thế trên, giới chuyên môn dự đoán Tư mỹ nhân sẽ ghi nhận mức rating ấn tượng khi ra mắt. Quả thật, tác phẩm này đã có mở màn vô cùng ấn tượng với tỷ suất người xem 2,11%.  Tuy nhiên, đó là tất cả những gì Tư mỹ nhân làm được.

"Tư mỹ nhân" được đầu tư nhưng lại thất bại thảm hại về tỷ suất người xem.

Đến tập 2, rating của Tư mỹ nhân tụt dốc không phanh, xuống tới con số thấp thảm hại là 0,55%. Những tập sau đó, tỷ suất người xem của phim vẫn dao động ở mức thấp, vào khoảng từ 0,6 đến 0,8%.

Mã Khả bị chê là không hợp với hình tượng nhà thơ Khuất Nguyên

Một trong những nguyên nhân khiến Tư mỹ nhân không giữ chân được khán giả là do nội dung nhàm chán, thiếu kịch tính. Thêm vào đó, nam chính Mã Khả bị chê là quá ẻo lả, không hợp với hình tượng nhà thơ danh tiếng Khuất Nguyên. Trên trang web đánh giá phim ảnh Douban của Trung Quốc, Tư mỹ nhân bị người xem chê tơi bời và chỉ được 4/10 điểm.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dưới đây là danh sách các bộ phim ăn khách nhất của điện ảnh Hoa ngữ

Danh sách này tập hợp các phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc theo nguồn của Tổng cục điện ảnh và phát thanh truyền hình (SARFT) và Maoyan. Doanh thu ở đây chỉ tính số tiền bán vé thu được từ các rạp phim (box office), không kể tới các hình thức lợi nhuận khác (cho thuê băng đĩa, bản quyền truyền hình,...). Doanh thu được tính theo đơn vị NDT và chưa tính tới trượt giá.

Danh sách phim điện ảnh có doanh thu cao nhất (tính đến ngày 14/11/2017)