Viêm não là một bệnh lý viêm nhiễm ở não bộ với biểu hiện sốt cao, co giật, yếu liệt và hôn mê. Bệnh thường để lại nhiều di chứng nặng nề và có tỷ lệ tử vong khoảng 20%. Bệnh cảnh viêm não cấp thường do các nguyên nhân như: virus hoặc miễn dịch (hay còn gọi là tự miễn). Tại Việt Nam, 1/3 các trường hợp viêm não cấp ở người lớn xác định được tác nhân virus: virus gây viêm não Nhật Bản, virus dengue, Herpes simplex… Phần lớn các trường hợp viêm não còn lại không xác định được chính xác nguyên nhân.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM NÃO:

Nguyên nhân của viêm não thường gặp nhất là nhiễm virus. Một số ví dụ điển hình là do herpes virus; do arbovirus lây truyền do muỗi, bét hoặc các côn trùng khác; bệnh dại gây nên do vết cắn của một số động vật nhiễm bệnh như chó, mèo.

Viêm não có hai thể phân theo phương thức virus sử dụng gây nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương:

Viêm não tiên phát: Viêm não này xuất hiện khi virus trực tiếp tấn công não và tủy sống (tủy gai). Thể viêm não này có thể xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm (viêm não tản phát: sporadic encephalitis) hoặc có thể xuất hiện theo mùa đôi khi thành dịch (viêm não dịch tễ: epidemic encephalitis).

Viêm não thứ phát (viêm não sau nhiễm trùng (post-infectious encephalitis): Hình thức viêm não này xuất hiện khi virus gây bệnh ở một số cơ quan khác bên ngoài hệ thần kinh trung ương và sau đó mới ảnh hưởng đến hệ này.

Tương tự, các bệnh lý nhiễm khuẩn cũng đôi khi gây nên viêm não như bệnh Lyme hoặc một số nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây viêm não như trong trường hợp Toxoplasma (ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch) và thậm chí cả giun nữa.

Sau đây là một số nguyên nhân gây viêm não thường gặp:

Virus này được lây truyền thông qua muỗi và bét là những động vật chân đốt (arthropod) nên có tên là arbovirus (Arthropod-borne virus).  Các virus này là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm não dịch tễ. Trong những năm gần đây, viêm não dịch tễ chiếm số lượng bệnh viêm não cao nhất trong các công trình nghiên cứu đã được công bố. Ở Việt nam, điển hình là viêm não Nhật bản thường xuất hiện vào mùa hè khi mà lượng muỗi trong môi trường sống đạt mật độ cao nhất trong năm.

Các sinh vật truyền bệnh từ một cơ thể vật chủ này sang một vật chủ khác được gọi là vector truyền bệnh. Muỗi là một vector truyền bệnh quan trọng, đặc biệt là tryền virus từ chim và các động vật gặm nhấm sang người. Một điều đáng lưu ý là khi muỗi chích các động vật máu nóng (trong đó có người) thì trước khi hút máu chúng phải bơm nước bọt có chứa chất chống đông máu vào để thuận lợi cho quá trình hút máu. Tuy nhiên nếu muỗi này đã có chứa virus gây bệnh thì virus cũng theo nước bọt bơm vào đó để đi vào hệ tuần hoàn động vật bị hút máu.

Các loài chim sống trong khu vực có nhiều nguồn nước đứng như các ao, hồ, đầm lầy thường dễ nhiễm virus gây viêm não. Khi chim nhiễm virus viêm não, lượng virus trong máu của chúng tồn tại ở mật độ rất cao trước khi chim lành bệnh và xuất hiện miễn dịch chống bệnh. Nếu muỗi hút máu chim trong giai đoạn này thì chúng sẽ trở thành vector mang bệnh suốt đời. Chính muỗi mang virus gây bệnh này khi hút máu một con chim lành khác thì sẽ truyền vurus cho chim này và rồi có thể chim này lại chuyển virus gây bệnh cho một con muỗi khác nữa. Chính nhờ quá trình này mà virus được lưu hành rộng rãi trong quần thể các loài chim.

Thông thường thì phương thức truyền virus trên đây không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả muỗi và chim và cũng không gây nguy hiểm cho con người. Một phần là do muỗi thường chỉ thích hút máu các loài chim và các động vật có vú nhỏ. Người chỉ là một lựa chọn thứ hai. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường thay đổi như thời tiết bất thường hay thay đổi khí hậu, lượng chim nhiễm bệnh và lượng muỗi tăng lên rất nhiều. Trong những rường hợp như thế, người sẽ đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Ở Việt nam, Viêm não Nhật bản B là một đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em vào mùa hè. Xin xem thêm bài chính Viêm não Nhật bản.

Một số các arbovirus gây viêm não được đề cập trong y văn gồm:

Một số virus thuộc họ này thường gây những bệnh lý thông thường thì cũng có thể gây viêm não:

Vì sao bạn cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu?

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trong độ tuổi dưới 30, tuy nhiên theo thống kê, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, bệnh viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản có thể lan rộng thành dịch bệnh. Vì thế nên, việc tiêm phòng ngay khi trẻ đủ tuổi là điều cần thiết hỗ trợ phòng chống bệnh hiệu quả.

Vắc xin viêm não mô cầu được bào chế với các kháng nguyên nhằm kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm vắc xin sẽ giúp ngăn chặn và phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu có thể đạt lên đến 90%.

Bên cạnh đó, vắc xin viêm não Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó các bậc cha mẹ cần nên ghi nhớ lịch tiêm chủng viêm não Nhật Bản để đảm bảo bé được tiêm phòng đúng lịch, đúng liều trình và đúng phác đồ phù hợp với lứa tuổi.

Để đối phó với mức độ nguy hiểm và tác động nghiêm trọng của bệnh viêm não Nhật Bản, cộng đồng quốc tế đã nghiên cứu và phát triển nhiều loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản khác nhau. Tại Việt Nam, hiện có 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng, bao gồm:

Những điều cần lưu ý sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu

Dưới đây là một số phản ứng nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa viêm não:

Ngoài ra, đối với trường hợp nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

Sau khi tiêm phòng viêm não, bạn cần phải:

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về sự khác biệt giữa viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết giúp phòng tránh hai loại dịch bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe nhé.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp đa dạng các loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản và viêm não mô cầu với mức giá dao động từ 165.000 đồng đến 830.000 đồng (Giá tham khảo, có thể thay đổi tùy theo thời điểm tiêm), phù hợp với nhiều nhu cầu tiêm chủng. Việc tiêm vắc xin đúng lịch giúp cơ thể tạo miễn dịch đặc hiệu, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ bạn cùng gia đình khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Hãy liên hệ ngay qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng nhanh chóng.

Chỉ định: Tiêm vắcxin não Nhật Bản cần thiết cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em trong nhóm tuổi có nguy cơ mắc cao. Những người ở vùng không lưu hành dịch đến nước ta công tác, du lịch.

Chống chỉ định: - Sốt cao hoặc bệnh nhân nhiễm trùng đang tiến triển.  - Bệnh nhân tim thận hoặc bệnh gan.  - Bệnh tiểu đường hoặc suy dinh dưỡng.  - Bênh ung thư máu và bệnh ác tính nói chung.  - Bệnh quá mẫn.  - Phụ nữ có thai.

Liều tiêm:  - Dưới 3 tuổi: 0.5ml/liều. - Từ 3 tuổi trở lên: 1ml/liều. - Miễn dịch cơ bản là 3 liều. Liều 2 cách liều 1 từ 1 đến 2 tuần, liều 3 sau liều 2 là 1 năm. - Tiêm nhắc lại: 3 năm tiêm một liều để duy trì khả năng miễn dịch, ở những vùng lưu hành dịch 1 năm tiêm nhắc lại một lần.

Phương pháp tiêm: tiêm dưới da vào cơ delta.

Bảo quản: Lưu kho và vận chuyển bảo quản ở 2-8oC.Tránh làm đông băng.

Ở nước ta bệnh hay xảy ra vào mùa hè, mọi người mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus Viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh hay gặp ở trẻ em hơn người lớn, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các biện pháp phòng chống căn bệnh nguy hiểm này để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.