Bước vào khuôn viên chùa, bạn có thể thấy chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long được bao quanh bởi tượng Đức mẹ Quan Âm cao khoảng 32m. Tượng Đức Quan Thế Âm được bao phủ bởi lớp áo choàng màu xanh lam của trời đứng trên đài hoa sen thể hiện hiền từ, bao dung và sự an yên trong tâm hồn. Đứng dưới tượng Đức mẹ Quan Thế Âm, bạn sẽ cảm giác được sự che chở cũng như nhận lại được những điều may mắn, bình yên giữa những cuộc sống bộn bề, lo toan.

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long được đánh giá rất cao về mặt kiến trúc do sự điêu luyện hài hòa và tinh xảo giữa các công trình mà nơi đây mang lại. Không những thế, nơi đây còn mang lại nhiều giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt cũng như mang lại tính tâm linh vốn có của người Việt.

Quang cảnh chùa Phật Ngọc Xá Lợi

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long nằm ở đâu?

Phong cảnh tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi.

Tọa lạc tại ấp Tân Hòa, xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long, chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long là một trong những ngôi chùa độc đáo và lớn nhất ở tỉnh Vĩnh Long với bề ngoài vô cùng trang nghiêm và hội tụ mọi sự linh thiêng mà ngôi chùa này mang lại. Được xây dựng từ năm 1970 với diện tích khoảng 1,7 ha, chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long là nơi tổ chức những sự kiện Phật giáo và là nơi giao lưu văn hóa giữa các tín đồ Phật giáo.

Cho đến nay, chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long tự hào là trung tâm văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc và Phật giáo bởi nơi đây không chỉ có những công trình kiến trúc điêu luyện, tinh xảo về mặt nghệ thuật gắn liền với kiến trúc truyền thống ở Việt Nam mà còn mang tính đậm nét biểu hiện rõ về mặt tâm linh.

Xem thêm: Tu viện Vĩnh Nghiêm - Nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống Đại Việt

Ngoài sự nổi tiếng về mặt kiến trúc cũng như các công trình mang đậm tính văn hóa, chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long còn là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các Phật tử. Nơi đây thường tổ chức những buổi sinh hoạt tín ngưỡng cũng như tổ chức các sự kiện Phật giáo nhằm thu hút những tín đồ Phật giáo tham gia xây dựng trở thành một cộng đồng Phật giáo lớn trên cả nước.

Đại lễ cầu Quốc Thái Dân An tại chùa Phật Ngọc Xá Lợi

Đặc biệt hơn, chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long còn là nơi thường tổ chức những khóa thiền cho các Phật tử và tổ chức những buổi diễn thuyết về Phật để giúp cho mọi người có những khía cạnh cũng như góc nhìn tốt hơn trong cuộc sống.

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long là một địa điểm thu hút nhiều tín đồ Phật giáo. Nơi đây không chỉ mang tính tâm linh vốn có mà còn mang tính đậm nét trong văn hóa của người Việt Nam.

Ưu đãi LỚN: Tour Châu Đốc - Núi Cấm đang giảm giá 20% | XEM NGAY

Nếu bạn có dịp ghé thăm Vĩnh Long, hãy thử một lần đặt chân đến chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long để trải nghiệm những công trình kiến trúc vô cùng tinh xảo và độc đáo tại nơi đây cũng như tìm kiếm sự thanh tịnh, yên bình để có cái nhìn tốt đẹp hơn về cuộc sống. Nếu bạn có kế hoạch cho tour hành hương hãy liên hệ ngay với Zoom Travel hoặc liên hệ qua số điện thoại 0903.909.074 để được tư vấn tận tình!

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long: Nơi hội tụ vẻ đẹp tinh hoa Phật giáo

Vĩnh Long từ lâu được mệnh danh là vùng “đất học” bởi nơi đây sở hữu nhiều địa danh nổi tiếng thuộc di tích văn hóa của quốc gia. Với những người đang tìm kiếm cho mình sự thanh tịnh và bình yên thì không thể nào không nhắc đến ngôi chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long vô cùng linh thiêng và rộng lớn. Vậy ngôi chùa này có những điểm đặc trưng nào thú vị, hãy cùng Zoom Travel tìm hiểu nhé!

Xem thêm: TOUR HÀNH HƯƠNG NĂM 2023 HẤP DẪN CHỈ VỚI 590.000

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1970. Tuy nhiên, địa điểm này gặp khá nhiều khó khăn trong việc xây dựng bởi nước ta vẫn còn đang trong giai đoạn chiến tranh chống lại sự xâm chiếm của đế quốc Mỹ. Sau quá trình khởi công, đến 1975 thì việc xây dựng công trình này buộc phải tạm hoãn.

Đến tận năm 2015, chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long tiếp tục được xây dựng trở lại và hoàn thành bổ sung những hạng mục khác nhau để trở thành một trong những công trình Phật giáo lớn nhất tại tỉnh Vĩnh Long.

Xem thêm: Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu - Nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Khmer trên đất Bạc Liêu