Đại học Tarim (塔里木大学)có diện tích rộng 3.502.760 mét phương, rộng hơn Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung 1070 mẫu, tức là xấp xỉ diện tích của cả một trường đại học khác! Đại học Tarim có tên cũ là Đại học Nông nghiệp và Trồng trọt Tarim, nằm ở thành phố Alar bên bờ sông Tarim ở miền Nam Tân Cương. Năm 2004, trường đổi tên thành Đại học Tarim, trước là trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp, nay là trường do Trung ương và Binh đoàn Xây dựng Sản xuất Tân Cương cùng thành lập.

Top 7: Đại học Chiết Giang (Chiết Giang)

Đại học Chiết Giang có diện tích 3.053.053 mét vuông, nhìn chung xấp xỉ với diện tích của Đại học Quảng Tây. Đại học Chiết Giang (浙江大学), gọi tắt là Chiết đại, tiền thân là Thư viện Cầu Thị được thành lập vào năm 1897, là một trong những trường cao đẳng hiện đại được xây dựng sớm nhất bởi chính nhân dân Trung Quốc.  Năm 1928, trường đổi tên là Đại học Quốc lập Chiết Giang. Vào thời Dân Quốc, Đại học Chiết Giang dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng Trúc Khả Trinh đã trở thành một trong số các trường đại học hàng đầu Trung Quốc bấy giờ, được học giả người Anh nổi tiếng là Joseph Needham gọi là “Cambridge của phương Đông”. Đại học Chiết Giang là trường đại học thuộc dự án 985 và 211, thuộc liên minh C9, liên minh đại học thế giới và là một trong các trường đại học hàng đầu Trung Quốc hiện tại.  Xem thêm: TOP CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÓ ĐÔNG DU HỌC SINH NHẤT TRUNG QUỐC

Top 6: Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh)

Đại học Thanh Hoa (清华大学) có diện tích đạt 3.290.000 mét vuông, rộng hơn Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung 750 mẫu. Thực lực của Đại học Thanh Hoa thì không cần nói nhiều nữa, đây chính là một trong các trường thần thánh trong lòng của rất nhiều sinh viên, thi đỗ vào Đại học Thanh Hoa không chỉ là vinh dự của cá nhân mà còn là vinh dự của trường học, thậm chí trở thành niềm tự hào của cả huyện! Đại học Thanh Hoa không chỉ có diện tích lớn, nhiều tòa nhà cao tầng, mà còn có rất nhiều học giả uyên thâm.

Top 8: Đại học Quảng Tây (Quảng Tây)

Diện tích của Đại học Quảng Tây đạt tới 3.052.922 mét vuông, rộng hơn Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung đến 395 mẫu! Đại học Quảng Tây (广西大学), gọi tắt là Tây đại, tọa lạc tại thành phố Nam Ninh – thủ phủ của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Đây là trường đại học nổi tiếng ở miền Nam Trung Quốc, cũng là trường cao đẳng có lịch sử giảng dạy lâu đời nhất và có quy mô lớn nhất, thực lực tổng hợp mạnh nhất của Quảng Tây, thuộc top 100 trường đại học mạnh nhất Trung Quốc. Trường là trường trọng điểm được Bộ giáo dục và chính phủ khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cùng xây dựng, một trong những trường thuộc dự án 211 của quốc gia.

Top 2: Đại học Nông nghiệp Giang Tây (Giang Tây)

Đại học Nông nghiệp Giang Tây (江西农业大学) có diện tích đạt tới 16.563 mẫu, rộng hơn Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung tới 12.378 mẫu, tức là gấp bốn lần Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung! Đại học Nông nghiệp Giang Tây tọa lạc tại thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, tổng diện tích 1.6 vạn mẫu, diện tích giảng dạy là 3950 mẫu.

Bảng xếp hạng 10 trường đại học có diện tích lớn nhất Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước thường được biết đến với các công trình có quy mô khổng lồ, đồ sộ. Các trường đại học ở quốc gia này cũng thường có khuôn viên rất rộng lớn, trường bình thường đã rộng mấy ngàn mẫu, có trường còn lên tới vạn mẫu, rộng lớn tới mức gần bằng một thành phố nhỏ. Nghe một vài bạn sinh viên Trung Quốc kể lại rằng, yêu đương trong những ngôi trường này cứ như là yêu xa vậy, dù ở cùng một trường lại rất ít gặp mặt nhau. Bạn vẫn chưa tin ư? Hãy cùng Riba.vn khám phá 10 trường đại học có diện tích lớn nhất Trung Quốc nhé!

Top 3: Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (Vũ Hán)

Diện tích của Đại học Nông nghiệp Hoa Trung (华中农业大学)đạt tới 4.950.327 mét vuông, rộng hơn Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung tới 3241 mẫu. Đây là một trường đại học trọng điểm của toàn quốc, trực thuộc Bộ giáo dục và thuộc dự án 211.

Top 1: Học viện Hàng không Dân dụng Trung Quốc (Tứ Xuyên)

Diện tích của ngôi trường Học viện Hàng không Dân dụng Trung Quốc (中国民航飞行学院) này đạt tới 16.624 mẫu, rộng hơn gấp 3 lần Đại học Thanh Hoa, gấp 25 lần quảng trường Thiên An Môn. Học viện Hàng không Dân dụng Trung Quốc là trường đại học lớn nhất châu Á, được mệnh danh là “Đại học trời xanh”, đã đào tạo cho Trung Quốc trên 90% tổng số nhân tài hàng không của cả nước và số lượng lớn nhân tài kỹ thuật khác. Đây là trường đại học lớn nhất Trung Quốc, tổng viện ở ngoại ô thành phố Quảng Hán, có 4 phân viện là Quảng Hán, Miên Dương, Tân Tân và Lạc Dương, chiếm diện tích 1164 vạn mét vuông, cũng là trường đại học lớn nhất thế giới.

Trên đây là 10 trường đại học có diện tích lớn nhất Trung Quốc. Bạn ấn tượng với ngôi trường nào nhất? Hãy đến Trung Quốc để trải nghiệm ở trong một ngôi trường khổng lồ như thế nhé, chắc chắn sẽ rất thú vị đấy!

Đừng quên theo dõi các thông tin khác của Du học Trung Quốc Riba tại hệ thống:

Hội Tự Apply Học bổng Trung Quốc

🌟 Riba – Dịch Vụ Học Bổng Du Học Trung Quốc

HỘI DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC | Kết nối, Chia sẻ, Hỗ trợ nhập học

[contact-form-7 id=”204541″ title=”Đăng ký Tư vấn du học Trung Quốc miễn phí 2021″]

Tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất châu Á năm 2020.

Theo đó, Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc) có thứ hạng cao nhất ở Châu Á trong năm 2020. Trường được thành lập vào năm 1911 tại Bắc Kinh và nổi tiếng trên toàn thế giới với các chương trình khoa học máy tính và kỹ thuật có uy tín.

Đại học Thanh Hoa hiện cũng đang là đại học được xếp hạng hàng đầu ở Trung Quốc và chiếm vị trí thứ 16 trong bảng xếp hạng thế giới năm 2020. Trường đặc biệt được phản hồi tốt từ các nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp.

Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng đã có bước tiến đáng kể để đứng vị trí thứ 2, tăng 3 bậc so với năm ngoái. Đây cũng là một trong những đại học lâu đời của Trung Quốc. Trường được thành lập năm 1898 để thay thế cho Đại học Hoàng gia.

Sau đó, Đại học Bắc Kinh liên tục được xếp hạng là một trong những tổ chức học thuật hàng đầu của Trung Quốc và cũng được biết đến với khuôn viên tuyệt đẹp theo lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc.

Xếp vị trí thứ 3 là một đại diện đến từ Singapore - Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

Cũng đến từ quốc đảo sư tử, Đại học Công nghệ Nanyang xếp thứ 6. Được thành lập vào năm 1905, NUS có 17 khoa, gồm ba cơ sở, cung cấp một cách tiếp cận toàn cầu cho nghiên cứu và giáo dục.

NUS được đánh giá hoàn hảo trên hầu hết các chỉ số: danh tiếng học thuật, danh tiếng nhà tuyển dụng, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, giảng viên quốc tế, trao đổi trong nước và trao đổi ra nước ngoài...

Xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng là ngôi trường lâu đời nhất Hong Kong - Đại học Hong Kong (TQ). Là đại học định hướng nghiên cứu, trường kết nối với hơn 340 trường ở 43 quốc gia, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt tới 99,4%.

Ngoài ra, Hong Kong có hai đại diện nữa Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (thứ 5) và Đại học Trung văn Hương Cảng (thứ 8).

Trong số 10 trường đại học hàng đầu khu vực châu Á, ngoài ngôi quán quân của Đại học Thanh Hoa và ngôi Á quân thuộc về Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc còn một đại diện xếp vị trí thứ 10 là Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Đại học Tokyo đứng vị trí thứ 7, là đại diện duy nhất của Nhật Bản lọt vào top 10 trường đại học tốt nhất khu vực châu Á. Nhật Bản tiếp tục là quốc gia chiếm ưu thế vượt trội với 110 trường nằm trong bảng xếp hạng, cao hơn con số 103 vào năm ngoái.

Đại học Quốc gia Seoul xếp vị trí thứ 9. Đại diện này được xem là trường nổi tiếng nhất tại xứ sở kim chi, có ba cơ sở (cơ sở chính ở Gwanak-gu, hai cơ sở phụ ở Daehangno và Pyeongchang), gồm 16 học viện, 1 trường nghiên cứu và 9 trường chuyên ngành.

Top 10 Đại học tốt nhất châu Á năm 2020 (Ảnh: THE).

Bảng xếp hạng Trường đại học tốt nhất châu Á năm 2020 của Times Higher Education (THE) được xây dựng dựa trên 13 chỉ số tương tự Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới, tập trung vào các khía cạnh về giảng dạy, nghiên cứu, hiệu quả chuyển giao tri thức và triển vọng quốc tế.

Năm 2020 có gần 500 trường đến từ 30 quốc gia/vùng lãnh thổ trên khắp châu Á được xếp hạng, nhiều hơn so với 400 trường được xếp hạng vào năm 2019.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này liệt kê danh sách các công ty lớn nhất tại Trung Quốc về các mặt doanh thu, lợi nhuận thuần, tổng tài sản, chiếu theo các tạp chí kinh doanh của Mỹ là Fortune và Forbes. Năm 2020, bản danh sách Global 500 của Fortune về các tập đoàn lớn nhất thế giới có tất cả 124 công ty của Trung Quốc. Kết thúc năm đó, Forbes báo cáo rằng 5 trong số 10 công ty đại chúng lớn nhất thế giới là của Trung Quốc, bao gồm ngân hàng lớn nhất thế giới chiếu theo tổng tài sản là Ngân hàng Công thương Trung Quốc.[3] Nhiều trong số các công ty lớn nhất Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước, bởi sự hiện diện đáng kể của chính phủ Trung Quốc trong nền kinh tế quốc dân.[4]

Bản danh sách dưới đây hiển thị 25 doanh nghiệp Trung Quốc lớn nhất theo bảng xếp hạng Fortune Global 500 vốn xếp thứ hạng các công ty lớn nhất thế giới xét theo doanh thu hàng năm. Số liệu bên dưới được tính theo đơn vị triệu đô la Mỹ và được thống kê theo năm tài khóa kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2020.[1] Ngoài ra ở đây còn liệt kê các trụ sở, số lượng nhân sự và ngành nghề kinh doanh chính của mỗi công ty, thêm vào đó là đặc điểm quyền sở hữu của những công ty này.

Doanh nghiệp dân doanh (tức doanh nghiệp tư nhân)      Doanh nghiệp nhà nước

Danh sách dưới đây dựa trên bảng xếp hạng Forbes Global 2000, chuyên xếp thứ hạng 2.000 công ty thương mại đại chúng lớn nhất thế giới. Bản danh sách của Forbes xét đến vô số các yếu tố, trong đó phải kể đến doanh thu, lợi nhuận thuần, tổng tài sản cũng như giá trị thị trường của mỗi công ty; mỗi yếu tố được cho ở một thứ hạng đong đếm được về tầm quan trọng khi xem xét đến thứ hạng tổng thể. Ngoài ra bảng bên dưới còn liệt kê các địa điểm đặt trụ sở và lĩnh vực ngành nghề của mỗi doanh nghiệp. Số liệu được tính bằng đơn vị tỷ đô la Mỹ và được thống kê theo năm tài khóa 2020.[2]

Doanh nghiệp dân doanh (tức doanh nghiệp tư nhân)      Doanh nghiệp nhà nước

Du học ngành nghệ thuật tại Trung Quốc được rất bạn học sinh lựa chọn trong đó có ngành âm nhạc. Dưới đây, du học Trung Quốc Vinahure xin giới thiệu với bạn các học viện âm nhạc ở Trung Quốc nổi tiếng nhé!

Top các học viện âm nhạc ở Trung Quốc

Nhạc viện Trung tâm, được gọi là Nhạc Dương Âm, nằm ở Bắc Kinh, thủ đô. Đây là một tổ chức giáo dục đại học được Bộ Giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trực tiếp đào tạo để đào tạo các tài năng âm nhạc chuyên ngành cấp cao. Nhạc viện Trung tâm là một trường âm nhạc đại diện cho trình độ giáo dục âm nhạc chuyên nghiệp của Trung Quốc, bộ chuyên nghiệp hoàn chỉnh và có uy tín cao trong và ngoài nước.

Nhạc viện Thượng Hải là nằm trong các trường đại học xây dựng hạng nhất thế giới của Trung Quốc, có uy tín cao trong và ngoài nước với tư cách là đại diện xuất sắc của giáo dục âm nhạc Trung Quốc, và được biết đến như là cái nôi của nhạc sĩ. Trường có một hệ thống kỷ luật hoàn chỉnh, và là trường đại học âm nhạc chuyên nghiệp duy nhất trong cả nước có ba chương trình tiến sĩ cấp 1 về âm nhạc và khiêu vũ, lý thuyết nghệ thuật, và phim truyền hình và phim truyền hình…

Nhạc viện Trung Quốc được thành lập vào năm 1964 và được biết đến như là cái nôi của các nhạc sĩ Trung Quốc, nghiên cứu và giáo dục âm nhạc Trung Quốc độc đáo, và đào tạo tài năng về lý thuyết âm nhạc Trung Quốc, sáng tạo âm nhạc Trung Quốc và trình diễn âm nhạc.

Nhạc viện Tứ Xuyên, tiền thân là Trường Thực nghiệm Giáo dục Chính kịch tỉnh Tứ Xuyên, thành lập năm 1939, với những cái tên như Trường nhạc thử nghiệm tỉnh Tứ Xuyên, Học viện kỹ thuật tỉnh Tứ Xuyên và Học viện nghệ thuật tỉnh Tứ Xuyên Trường đại học âm nhạc Tây Nam Hà Lan và các thời kỳ khác. Vào năm 1959, Bộ Giáo dục đã chấp thuận là Nhạc viện Tứ Xuyên, trở thành một trong sáu trường cao đẳng âm nhạc chuyên nghiệp có giáo dục đại học tại Trung Quốc. Trường có hai cơ sở, có diện tích hơn 1.200 mẫu, và có 30 phòng giảng dạy và 18 trung tâm nghiên cứu. Có các cấp học bao gồm các trường trung học, cao đẳng, sinh viên đại học và sinh viên tốt nghiệp.

Nhạc viện Vũ Hán là tổ chức âm nhạc độc lập duy nhất ở miền trung Trung Quốc. Trường là một trong những trường đại học âm nhạc đầu tiên trong cả nước có quyền trao bằng thạc sĩ. Trường có các khoa âm nhạc, khoa âm nhạc Trung Quốc, khoa piano, khoa hòa nhạc, khoa âm nhạc, khoa khiêu vũ, trường giáo dục âm nhạc, học viện nghệ thuật biểu diễn, khoa sau đại học, khoa khóa học tư tưởng và chính trị, khoa khóa học cơ bản công cộng, giáo dục thường xuyên Cao đẳng (bao gồm cả người lớn (giáo dục đại học), trường trung học cơ sở trực thuộc, trường tiểu học trực thuộc và các đơn vị giảng dạy khác.

Nhạc viện Tinh Hải, tọa lạc tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, là một tổ chức âm nhạc chuyên nghiệp ở Nam Trung Quốc; trường là cái nôi đào tạo được rất nhiều nhạc sĩ xuất sắc dẫn đầu xu hướng âm nhạc và văn hóa Trung Quốc hiện đại. Lịch sử của Nhạc viện Tinh Hải có thể được truy nguyên từ Nhạc viện Quảng Châu được thành lập năm 1932 bởi những người tiên phong của giáo dục âm nhạc hiện đại Trung Quốc, Ma Sicong và ông Chen Hong; vào tháng 12 năm 1985, để vinh danh người Quảng Đông, nhạc sĩ Tinh Hải, sau trường được đổi tên thành Nhạc viện Tinh Hải.

Nhạc viện Thiên Tân được thành lập năm 1958 và là một trong những trường đại học đầu tiên trong cả nước có quyền cấp bằng thạc sĩ và cử nhân. Sau nhiều năm xây dựng, trường đã phát triển thành một tổ chức giáo dục đại học quan trọng cho giáo dục âm nhạc, khiêu vũ, kịch, phim và truyền hình. Trường có một nhóm các nhạc sĩ, học giả và nhà lãnh đạo học thuật nổi tiếng, những người có ảnh hưởng lớn hơn trong ngành công nghiệp âm nhạc trong và ngoài nước.

Tiền thân của Nhạc viện Thẩm Dương là Học viện Nghệ thuật Lỗ Tấn, được thành lập năm 1938 bởi Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và các nhà cách mạng vô sản lớn tuổi khác. Trường hiện có bốn cơ sở: Cơ sở Miyoshi, Cơ sở Trường Khánh, Cơ sở Đào Tiên và Cơ sở Đại Liên. Trường lấy giáo dục đại học và sau đại học làm cơ quan chính của mình, và cũng có một trường âm nhạc trung học trực thuộc và một trường múa trung học liên kết. Có 17 chuyên ngành đại học về lý thuyết nghệ thuật, âm nhạc và khiêu vũ, kịch và phim, và thiết kế. Năm 2016, trường được chính quyền nhân dân tỉnh Liêu Ninh xác định là trường đại học xây dựng trọng điểm ở tỉnh Liêu Ninh, và Nhạc Âm nhạc và Khiêu vũ là một ngành học xây dựng hạng nhất ở tỉnh Liêu Ninh.

Nhạc viện Tây An là một trường đại học tổng hợp toàn thời gian, đào tạo những tài năng về âm nhạc và nghệ thuật. Đây là một trong 11 trường cao đẳng và đại học âm nhạc độc lập trong cả nước nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng. Ngôi trường này được biết đến như là cái nôi của những tài năng âm nhạc ở vùng Tây Bắc, một cơ sở nghiên cứu và phổ biến văn hóa âm nhạc Thiểm Tây.

Nhạc viện Cáp Nhĩ Tân là một tổ chức giáo dục đại học độc lập được thành lập tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang. Đây là một trong mười một trường cao đẳng âm nhạc chuyên nghiệp được thành lập trên toàn quốc và là một trong những trường đại học xây dựng kỷ luật hạng nhất ở tỉnh Hắc Long Giang.

Để được tư vấn thông tin chi tiết về du học Trung Quốc, các suất học bổng, các trường cấp học bổng và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin học bổng … vui lòng liên hệ ngay với hotine du học Vinahure để được tư vấn cụ thể:

HN: 024.3282.8888 / 08.4488.0000

Công ty tư vấn du học Vinahure với nhiều năm tư vấn và hỗ trợ học sinh hoàn thiện hồ sơ xin học bổng, đặc biệt là du học Trung Quốc. Với đội ngũ tư vấn viên và nhân viên xử lí hồ sơ dạy dạn kinh nghiệm, Vinahure sẽ tư vấn một cách nhiệt tình và tận tâm để các vị phụ huynh và các em học sinh có thể chọn được chương trình học phù hợp nhất. Cũng như xử lí hồ sơ một cách nhanh gọn và đạt tỉ lệ thành công cao nhất.  Vinahure cũng là đại diện tuyển sinh chính thức của hầu hết các trường Đại học, Học viện hàng đầu tại Trung Quốc: đại học Khoa học Điện tử Quế Lâm, đại học sư phạm Vân Nam, đại học Kinh tế và Tài chính Nam Kinh, Học viện Hồng Hà,…

Đối với Zancy Duan, việc từ bỏ suất học tại một trong những trường đại học danh tiếng của Mỹ là quyết định khó khăn. Trước đó, Duan đã được Đại học Cornell cũng như một vài trường đại học khác tại Mỹ nhận để hoàn thành khóa học thạc sĩ. Tuy nhiên, đến cuối tháng 4 vừa qua, với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ, Duan đã lựa chọn nộp đơn vào các trường đại học ở châu Âu.

“Ngoài tình hình dịch bệnh, một loạt các chính sách không thân thiện của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với sinh viên quốc tế; việc Mỹ đổ cho Trung Quốc là nguyên nhân gây ra dịch bệnh COVID-19, và tình hình an ninh xã hội ảnh hưởng từ phong trào Black Lives Matter – đó là những lý do khiến em cảm thấy không thoải mái và thấy học ở Mỹ không phải là một phương án tốt cho em ở thời điểm này. Thực ra, nhiều bạn của em trước đó có kế hoạch tới Mỹ du học đã nộp đơn vào các trường ở Singapore, Hong Kong hay châu Âu để thay thế”, Duan trả lời phỏng vấn báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).

Trong hàng chục năm qua, Mỹ luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các du học sinh Trung Quốc muốn kiếm tìm môi trường nước ngoài để học tập. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục Trung Quốc, số lượng du học sinh Trung Quốc tăng từ 285.000 trong năm 2010 lên 662.000 năm 2018.

Từ năm 2009, Trung Quốc là quốc gia có số lượng học sinh, sinh viên tới Mỹ du học nhiều nhất. Trong số trên 1 triệu sinh viên quốc tế đang học tại Mỹ, có tới 1/3 là người Trung Quốc. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, du học sinh Trung Quốc lại cân nhắc trong việc lựa chọn điểm đến thay thế Mỹ cho kỳ học tới.

Theo kết quả khảo sát do Tập đoàn Công nghệ và Giáo dục Phương Đông mới (trụ sở tại Bắc Kinh), lần đầu tiên Anh đã vượt Mỹ trở thành điểm đến du học yêu thích nhất được các sinh viên Trung Quốc lựa chọn.

Trong 6.673 học sinh, sinh viên Trung Quốc được hỏi, 42% người tham gia bày tỏ hy vọng được học tại Anh, trong khi chỉ có 37% chọn Mỹ. Đây là một kết quả đảo ngược so với 4 năm trước, khi 30% người trả lời lựa chọn học ở Anh và 46%  các em chọn học ở Mỹ.

Công ty tư vấn thị trường Qianzhan cho biết cả Anh và Mỹ đều là lựa chọn hàng đầu cho du học sinh Trung Quốc, nhưng hiện các em thích Anh hơn không chỉ vì căng thẳng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Các em lựa chọn Anh vì thời gian học thạc sĩ, tiến sĩ tại Anh ngắn hơn cũng như nước này có chính sách nhập cư thân thiện hơn. Theo quy định của nước này, những sinh viên quốc tế hoàn thành bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ có cơ hội tiếp tục làm việc và sống tại Anh từ 2 đến 3 năm.

Trong khi đó, những quy định mới về thị thực của Mỹ lại khiến sinh viên Trung Quốc hoang mang và hoảng sợ.

Năm ngoái, Tổng thống Trump đã đề xuất hạn chế cơ hội việc làm cho những du học sinh tốt nghiệp các trường đại học ở Mỹ. Cùng năm, các thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa cũng đưa ra một đạo luật cấm Mỹ cấp thị thực cho công dân Trung Quốc học trong các ngành như khoa học, kỹ thuật, cơ khí, toán học.

Duan cho biết ngay cả khi cô xin thị thực để tới Mỹ du học, cô có thể bị từ chối vì ngành học của mình – khoa học vật liệu – là một trong những ngành được liệt vào danh sách “nhạy cảm” khi xét thị thực.

Mới đây, du học sinh Trung Quốc càng thêm hoang mang trước tuyên bố của Chính phủ Mỹ cấm sinh viên nước ngoài tiếp tục ở lại Mỹ nếu các trường mà họ đang theo học không tổ chức các buổi học trực tiếp trên lớp vào mùa thu này. Do vấp phải làn sóng phản đối từ dư luận, Chính phủ Mỹ đã rút lại quy định gây tranh cãi trên.

Kim Wang - một cố vấn tại công ty du học Timespin trụ sở tại Thượng Hải – cho biết hai năm qua chứng kiến sự đa dạng về sự lựa chọn của du học sinh Trung Quốc đối với điểm đến nước ngoài. “Các đơn xin học vào các trường ở Anh tăng nhanh, trong khi các trường ở Singapore cũng nhận được chú ý trong hai năm qua. Điều này có nghĩa là cuộc cạnh tranh đã khốc liệt hơn trước và các trường ở Anh sẽ khắt khe hơn trong việc xem đơn nhập học của ứng viên”.

Theo một nhân viên tại công ty tư vấn du học JJL, nhiều trường đại học Mỹ đã nhận ra sinh viên quốc tế hết quan tâm tới họ và đang triển khai nhiều biện pháp để giữ chân các du học sinh. “Một số trường top đầu thậm chí còn quyết định không cần ứng viên có kết quả bài thi tổng quát GRE bắt buộc như trước. Đối với nhiều học sinh lựa chọn du học vào mùa thu năm nay, tôi khuyên các em nên cân nhắc chọn nhiều nước hơn. Nhiều em không nhận ra các em có cơ hội được nhận cao hơn vào những trường đại học tốt nhất ở Mỹ”, nhân viên họ Wu cho hay.

Hiện số ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày tại Anh có xu hướng giảm. Trung bình ca mắc mới hàng ngày trong tuần này là 700, giảm so với 6.000 ca/ngày hồi tháng 5. Tính đến 21h ngày 19/7, Anh ghi nhận tổng cộng 294.066 ca mắc COVID-19, trong đó có 45.273 trường hợp tử vong, xếp thứ 9 trong danh sách các nước có số ca mắc COVID-19 nhiều trên thế giới.