Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kết hợp với kết quả học THPT.

- Điều kiện: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 HK (HK 1,2 lớp 10, 11 và HK 1 lớp 12) ≥ 6.5.

- Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển HSG; học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế.

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2023 có hạnh kiểm tất cả các HK đạt loại Tốt, có học lực giỏi cả 3 năm.

- Điểm trúng tuyển năm 2023: 27,5.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Tổ hợp môn: C00: 27.83 D01: 26.4 D02: 26.4 D03: 26.4

- Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2022:

Giới thiệu ngành Sư phạm Ngữ văn HNUE

Sinh viên theo học ngành Sư phạm Ngữ văn (Mã ngành: 7140217C - Khối C00 và Mã ngành: 7140217D - Khối D01, D02, D03) tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ được hỗ trợ đóng học phí, sinh hoạt theo Nghị định 116 là 3,63 triệu VNĐ/tháng. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn hệ chuẩn (136 tín chỉ), được xây dựng phù hợp với các sinh viên có mong muốn trở thành giáo viên Ngữ văn ở các trường THCS, THPT, giảng viên Ngữ văn ở các trường cao đẳng, đại học, đồng thời làm các công việc liên quan đến thực hành, nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, sinh viên sẽ được tập trung đào tạo chuyên sâu về văn học, ngôn ngữ, đồng thời rèn luyện kĩ năng, phương pháp, nghiệp vụ sư phạm dạy học, giáo dục ngữ văn. Khi theo học ngành Sư phạm Ngữ Văn của Trường sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục, cũng như rèn luyện các kỹ năng tư duy, các phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm… Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tham gia các vị trí việc làm như: Giảng dạy Ngữ văn tại các trường THCS, THPT công lập và tư thục, các trường THPT chuyên, Giảng dạy, nghiên cứu Ngữ văn ở các trường cao đẳng, đại học, thực hiện công tác nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu hoặc đủ khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu chuyên môn ở trình độ cao hơn.