Du lịch Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nếu khai thác tốt lượng du khách dồi dào, nhất là khách quốc tế. Tuy nhiên, phải thẳng thắn rằng, trình độ phát triển du lịch Việt Nam vẫn tuột hậu so với nhiều nước trong khu vực, trong đó, việc thiếu khả năng đáp ứng về hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực hay yếu vấn đề marketing, xúc tiến quảng bá… là nguyên nhân “kéo lùi du lịch nước nhà” phát triển…
“điểm nghẽn” cần cải thiện ngay lập tức
Để thu hút 30 triệu lượt khách quốc tế đến năm 2025, Việt Nam cần có động thái tháo gỡ những thực trạng vừa nêu kiên quyết và kịp thời. Cụ thể:
Tiềm lực có sẵn – kỳ vọng cao nhưng hiện thực hóa để đạt được những mục tiêu lớn lao cho ngành du lịch Việt Nam vẫn đang là bài toán khó. Các cấp, ban ngành liên quan cần nhìn nhận vấn đề thực tế để xác định thực trạng, từ đó phối hợp cùng nhau để tìm ra và áp dụng những giải pháp phù hợp; trong đó có việc nâng cao mức độ hợp tác với các doanh nghiệp, khối tư nhân để tất cả cùng phát triển.
Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế nước ta. Với những đổi mới về cách thức tổ chức, mô hình, dịch vụ, du lịch Việt Nam được báo chí quốc tế nhận định còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam, với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng những địa điểm và hoạt động du lịch thú vị, tiếp tục được du khách quốc tế coi là một trong các điểm đến hàng đầu.
Việt Nam là 1 trong những quốc gia có chi phí du lịch rẻ nhất và an toàn nhất trong nhiều năm qua và vẫn sẽ tiếp tục giữ vững vị trí này. Trang The Travel của Mỹ cũng đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia được coi là thân thiện nhất với khách du lịch Mỹ.
Theo trang Mạng lưới tin tức châu Á, trong 5 tháng đầu năm, tổng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 7,5 triệu lượt, tăng gần 65% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn gần 4% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước đại dịch. Phần lớn du khách đến từ châu Á với gần 5,9 triệu lượt, trong đó du khách Trung Quốc lấy lại vị trí dẫn đầu trên thị trường du lịch Việt Nam.
Theo bà Charlotte Fournier (Tổng Quản lý Khách sạn Melia Vinpearl Huế, Thừa Thiên Huế): "Doanh thu du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 tăng gần 15%, đạt một nửa mục tiêu năm. Ngoài ra, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch cũng được ghi nhận ở Huế, với doanh thu từ du lịch tăng gần 21% so với năm ngoái. Thành phố chứng kiến số lượng du khách quốc tế cao hơn nhờ nền tảng du lịch kỹ thuật số. Agoda đã công nhận Huế là một trong 3 thành phố hàng đầu châu Á về khách sạn bình dân".
Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 đang diễn ra thu hút nhiều du khách
Việt Nam đã khôi phục 2 đầu tàu hơi nước được sản xuất từ những năm 1960 và các đoàn tàu này sẽ chạy tuyến Đà Nẵng - Huế nhằm đổi mới các hình thức du lịch - thông tin từ trang CNN của Mỹ.
Còn trang Travel and Tour World cũng cho biết du khách đang có xu hướng chuyển sang du lịch bằng tàu hỏa nhiều hơn do vé máy bay tăng cao. Việc du lịch bằng tàu hỏa cũng đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị, được ngắm nhìn thiên nhiên qua khung cửa.
Ông Thue Quist Thomasen (Giám đốc điều hành Decision Lab) cho rắng: "Việc khách du lịch quay trở lại là điều tích cực nhưng tôi nghĩ đối với du lịch ở Việt Nam, chúng ta cần bắt đầu thực hiện ở một cấp độ hoàn toàn khác. Du lịch Việt nam đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn và chúng ta cần đảm bảo rằng khách du lịch không chỉ đến một lần mà còn quay trở lại".
Về tiềm năng, thị trường du lịch Việt Nam được nhận định sẽ tạo ra doanh thu khoảng 135 tỷ USD vào năm 2033 - theo nghiên cứu gần đây nhất của Future Market Insights. Các công viên quốc gia, di sản và bãi biển là những điểm thu hút chính đối với khách du lịch đến thăm Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam gần đây đã chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hiện đại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
- Hạ tầng cơ sở chưa tương xứng
Một trong những yếu tố cản trở du lịch Việt Nam phát triển, chính yếu và đầu tiên phải kể đến đó là cơ sở hạ tầng (- theo ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch điều hành Grant Thornton Việt Nam). Bởi, mặc dù số lượng cơ sở lưu trú tăng liên tục và tăng mạnh mỗi năm tại các thành phố lớn hay các điểm du lịch, song số lượng khách sạn gia tăng vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng lượng khách, dẫn đến chất lượng phục vụ chưa đảm bảo và đồng đều.
Bên cạnh đó, hạ tầng sân bay cũng mang đến thách thức lớn cho triển vọng phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai, nếu không muốn nói là đang kìm hãm phát triển du lịch ở hiện tại. Bởi lẽ, các cảng hàng không ở Việt Nam hiện đang trong tình trạng quá tải, khi mà tổng công suất phục vụ là 75 triệu khách mỗi năm nhưng trong thực tế, các sân bay đã phục vụ đến 95 triệu (năm 2017) hay 105 triệu (dự kiến của năm nay) trong năm; đấy là còn chưa kể, công suất 21 sân bay Việt Nam hiện chỉ bằng công suất 1 sân bay tại Thái Lan, Malaysia hay Singapore. Đây là một bất cập và hạn chế không nhỏ buộc các ban ngành có liên quan phải có động thái tháo gỡ kịp thời và kiên quyết, nếu không muốn hạ tầng kéo lùi sự phát triển du lịch.
Theo nhận định từ các chuyên gia đầu ngành, năng suất lao động du lịch Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều so với khu vực, chỉ bằng 40% so với Thái Lan và 45% so với Malaysia; dù quy mô của ngành cũng đã tăng nhiều lần trong 3 năm gần đây. Thống kê cho thấy, mỗi nhân sự trong ngành du lịch Việt Nam tạo ra chưa đến 3.500 USD; trong khi mức năng suất lao động của các quốc gia lân cận gấp hơn 2 lần (từ 7.000-8.000 USD).
Trên thực tế, việc tuyển dụng lao động ngành dịch vụ du lịch vô cùng khó khăn, có lúc doanh nghiệp phải “vơ bèo gạt tép” mới tìm được nhân sự (- theo ông Phạm Hồng Dũng, Phó TGĐ Tập đoàn Mường Thanh); điều này có thể phần nào lý giải cho tình trạng năng suất lao động thấp và chất lượng yếu trong khi số lượng vẫn còn thiếu trầm trọng; việc tuyển người thường kéo dài thời gian và chi phí cho quá trình đào tạo. Đơn cử, để đáp ứng cho chuỗi khoảng 60 khách sạn, Mường Thanh cần khoảng 10.000 nhân viên và hầu hết đều phải mất rất nhiều thời gian đào tạo, nhất là các cấp quản lý - ví dụ, với cấp Trưởng bộ phận thường sẽ mất khoảng 2 năm, còn quản lý khách sạn (Giám đốc) có thể phải mất 5-7 năm…