Đây là lô hàng Vngrow nhập khẩu tấm nhựa Acrylic làm hồ cá từ Trung Quốc và chịu thuế nhập khẩu 6% khi không có CO Form E hợp lệ.

BILL OF LADING khi sử dụng CO 3 bên

Công ty trên bill trùng với tên Exporter trên CO

CO form JV AJ cấp sau 1 ngày có đóng dấu ISSUED RETROACTIVELY

CO form JV và AJ cấp sau 1 ngày hoặc không quá 3 ngày kể từ ngày tàu chạy nhưng có đóng dấu Issued Retroactively có được xem xét chấp nhận hay không? Vì theo quy định, sau 3 ngày mới đóng dấu.

Đây là câu hỏi được 1 số công ty thắc mắc.

Vào năm 2014, theo công văn Số: 340/XNK-XXHH có giải trình ý kiến của Bộ Công Thương với tổng cục Hải quan về việc form AJ có tích Issued Retroactively trong 3 ngày.

” Trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Việt Nam và các nước ASEAN đều đã thống nhất chấp nhận các C/O mẫu AJ được phát hành trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng, có đánh dấu cấp sau tương tự như trên”

Thêm vào đó, Tổng cục hải quan đã có công văn số 6315/TCHQ-GSQL giải đáp vấn đề này.

V/v Vướng mắc C/O mẫu JV cấp sau

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018

Kính gửi: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Hoa

(Địa chỉ: Thôn Ngọc Đà, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên)

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 9869/VPCP-ĐMDN ngày 10/10/2018 của Văn phòng Chính phủ gửi kèm theo văn bản kiến nghị của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Hoa về việc hướng dẫn vướng mắc C/O form JV cấp sau, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1/ Điểm c, khoản 2.3 công văn số 8382/TCHQ-GSQL ngày 25/12/2017 của Tổng cục Hải quan gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã nêu “Theo hướng dẫn khai báo thông tin thì các trường hợp hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành, C/O giáp lưng, C/O cấp sau,… khai báo bằng cách đánh dấu trên ô tương ứng (hoặc khai báo dòng chữ “issued retroactively” đối với C/O cấp sau trong một số mẫu C/O”

2/ Đối với việc thể hiện cấp sau của CO mẫu JV: Trong quá trình thực thi Hiệp định VJEPA nhằm tạo thuận lợi thương mại thì việc C/O mẫu JV được cấp sau ngày giao hàng và trong khoảng thời gian 03 ngày lấy ngày giao hàng làm mốc tính, có thể hiện “Issued Retroactively” vẫn được chấp nhận.

Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty được biết./.

Vậy với CO form JV cấp sau trong vòng 3 ngày làm việc có đóng dấu issued retroactively, doanh nghiệp sẽ vẫn được xem xét chấp nhận và hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu.

*************************************************************************

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu Yên Thế, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn Email: [email protected]

Hotline: Mr. Hà 0985774289– Mr. Đức 0867776886

CO cấp say 3 ngày tàu chạy, CO form JV cấp sau, form JV isssued retroactively

CO Form E viết tắt của Certificate of Origin Form E là chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc theo hiệp định ACFTA dùng để giảm thuế nhập khẩu.

Hiệp định ACFTA (ASEAN-China Free Trade Area) là một hiệp định thương mại được kí kết giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc được kí kết tại Lào năm 2004 nằm thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.

Các khái niệm quá hàng lâm Vngrow sẽ không nói đến, mục đích của việc xin CO Form E là để giảm thuế nhập khẩu.

CO Form E được chấp nhận khi đáp ứng các tiêu chí xuất xứ về hàm lượng giá trị khu vực.

Căn cứ mục 9 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 của Bộ Công thương quy định:

Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên đầu tiên ở Ô số 11 của C/O

Ghi tỉ lệ phần trăm thực tế hàm lượng giá trị khu vực ACFTA, ví dụ “RVC 40%”

Vngrow sẽ giải thích đơn giản từng tiêu chí:

Nhập khẩu hàng Trung Quốc được ưu đãi thuế rất nhiều khi có C/O Form E. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp nhất khi nhập khẩu hàng Trung Quốc là bị bác CO, không được hưởng thuế ưu đãi do nhà nhập khẩu bị nhầm lẫn giữa 2 loại CO uỷ quyền và CO 3 bên.

Vngrow sẽ dùng 3 bộ chứng từ cho 3 loại C/O Form E thường gặp để bạn tham khảo.

Bạn mua hàng từ Trung Quốc, người bán cấp C/O Form E cho bạn. Thông tin trên C/O, Invoice, Packing List và Bill of lading là giống nhau.

COMMERCIAL INVOICE khi sử dụng CO trực tiếp

CO Form E 3 bên áp dụng với các trường hợp mua bán 3 bên, có 1 bên người bán là nước ngoài khác Trung Quốc và hàng được gửi đi từ Trung Quốc.

Khi mua hàng và có khai báo CO 3 bên, bạn lưu ý để tránh bị bác CO (hải quan không chấp nhận CO) lí do CO ủy quyền. Vngrow chia sẻ cách làm CO FORM E 3 bên hợp lệ.

COMMERCIAL INVOICE khi sử dụng CO 3 bên

Thể hiện tên công ty bán hàng thực tế, có số invoice và ngày phát hành khớp với ô số 10 trên CO.

CO uỷ quyền là CO được cấp do một bên thứ 3 không tham gia hoạt động nào trong lô hàng thương mại Quốc tế. Trường hợp này sẽ gây ra nhiều rủi ro cho nhà nhập khẩu Việt Nam khi hải quan không chấp nhận CO dẫn đến không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Vngrow đã gặp rất nhiều khách hàng vướng phải trường hợp này khi mua hàng trên Alibaba từ các nhà cung cấp Trung Quốc. Khi đàm phán mua hàng, công ty nhập khẩu Việt Nam yêu cầu công ty xuất khẩu Trung Quốc phải cung cấp CO Form E. Nhà cung cấp Trung Quốc cũng khẳng định có thể cấp CO Form E và các bạn cứ ghi rõ các yêu cầu về chứng từ trên hợp đồng.

Tuy nhiên sau khi đặt cọc mua hàng và làm chứng từ, nhà cung cấp Trung Quốc lại nhờ một bên thứ ba làm CO Form E. Họ không làm sai theo hợp đồng khi cung cấp được CO Form E nhưng công ty nhập khẩu Việt Nam không sử dụng được.

Vngrow sẽ show case 1 lô hàng bị dính CO uỷ quyền. Vì giá trị lô hàng không lớn và số thuế không nhiều nên khi nhập khẩu Vngrow cũng biết trước và chấp nhận rủi ro nhà cung cấp không làm được CO Form E hợp lệ.