TUYÊN QUANGHà Kiên Trung vừa nhận được học bổng toàn phần trị giá 350.000 USD vào ĐH Wesleyan University, top 17 tại Mỹ.
Tuyên ngôn độc lập khẳng định khát vọng tự do, độc lập
PV: Trong Bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945, Người đã khẳng định đanh thép rằng“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Theo bà, lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm lúc bấy giờ?
TS Nguyễn Thị Liên: Có thể khẳng định, độc lập dân tộc, đó là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam. Trước quốc dân đồng bào, vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Tuyên ngôn độc lập khẳng định khát vọng tự do, độc lập và ý chí quyết tâm bảo vệ những khát vọng đó của dân tộc Việt Nam.
Để làm nên Cách mạng Tháng Tám, giành độc lập cho dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã trải qua chặng đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh. Hàng ngàn chiến sĩ bị địch bắt, khủng bố, tra tấn dã man. Trong thời kỳ này, chúng ta bị bắt không còn một đồng chí Ủy viên Trung ương nào. Đó là sự thiệt hại mất mát to lớn của cách mạng Việt Nam. Vượt lên những tổn thất ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam cùng sự đồng thuận của toàn thể dân tộc Việt Nam đã đưa cuộc cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền.
PV: Giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền lại càng khó khăn hơn. Lời khẳng định của Bác cũng là lời nhắc nhở để toàn dân tộc chúng ta chuẩn bị cho những ngày tháng cam go, ác liệt đang chờ phía trước?
TS Nguyễn Thị Liên: Vâng, câu nói của Bác cũng là động lực, nhắc nhở toàn dân tộc sẵn sàng chuẩn bị cho những thử thách phía trước. Bởi vì, sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước trải qua vô vàn khó khăn. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến nhận định, Chính phủ cách mạng lúc đó là một Chính phủ “không tiền”; về văn hóa - xã hội với hơn 90% dân số mù chữ. Về đối ngoại, chúng ta không được nước nào công nhận nền độc lập, chính quyền non trẻ; quân đồng minh kéo vào Đông Dương cùng với 20 vạn quân Tưởng, thù trong, giặc ngoài…tình thế đất nước khi ấy như ngàn cân treo sợi tóc. Như vậy, vượt qua những khó khăn, thử thách, nhân dân Việt Nam không có mong muốn gì hơn là nền hòa bình, độc lập thực sự, toàn vẹn lãnh thổ, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, Nhân dân Việt Nam được tự do, hạnh phúc.
PV: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, chúng ta đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chúng ta đã phải đương đầu với thực dân Pháp quay trở lại xâm lược lần thứ hai. Vậy là chặng hành trình gìn giữ, bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam đã bắt đầu phải không, thưa bà?
TS Nguyễn Thị Liên: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta lần thứ 2. Sau rất nhiều nỗ lực ngoại giao, thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc nhưng vẫn bị Pháp khước từ và chúng dã tâm quyết cướp nước ta lần nữa. Trước tình hình hết sức căng thẳng và gấp rút, Hồ Chủ tịch đã thay mặt Trung ương Đảng, thay mặt Chính phủ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến khẳng định khát vọng hòa bình, ý chí và quyết tâm sắt đá bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Trong dòng chảy liên tục của lịch sử dựng nước và giữ nước, mong muốn hòa bình để dựng xây đất nước là khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam. Khát vọng hòa bình của nhân dân ta sẽ không bao giờ có được khi kẻ thù có dã tâm xâm lược nước ta. Cho nên, Người khẳng định rõ ý chí, quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong bảo vệ nền độc lập, tự do - thành quả của Cách mạng Tháng Tám vừa giành được.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
PV: Trong chiến tranh hay hòa bình, trong khó khăn hay thuận lợi thì Đảng ta cũng luôn kiên định, kiên trì mục tiêu là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vì sao chúng ta phải luôn gắn kết hai mệnh đề này chặt chẽ với nhau như vậy?
TS Nguyễn Thị Liên: Trước hết cần khẳng định, độc lập dân tộc và CNXH có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được Đảng ta tiếp tục bổ sung, phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo của mình. Như vậy, phải giành được độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội và có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập dân tộc.
PV: Nếu tách rời độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội thì hệ lụy sẽ như thế nào?
TS Nguyễn Thị Liên: Đã có thời điểm các Đảng Cộng sản phải trả giá cho những sai lầm, khuyết điểm. Mà chúng ta cũng thấy một minh chứng rõ ràng, đó là thời kỳ sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đó chính là ví dụ rõ nét nhất. Song, cần nhận thấy, đây là sự sụp đổ của một mô hình cũ, cụ thể của CNXH đã lạc hậu. Quá trình lãnh đạo cách mạng thì Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình lãnh đạo ấy, thì Đảng và Nhân dân ta vừa thực hiện vừa gắn với nghiên cứu, đánh giá và dự kiến những mô hình phù hợp, những bước đi phù hợp với từng giai đoạn.
PV: Trong bối cảnh thế giới còn đầy những bất ổn, chiến tranh, xung đột thì Việt Nam chúng ta vẫn giữ được hòa bình ổn định. Đó là minh chứng sinh động, rõ nét khẳng định con đường mà chúng ta lựa chọn là đúng đắn?
TS Nguyễn Thị Liên: Chúng ta cũng biết là, hiện nay, mặc dù hòa bình, ổn định vẫn là xu thế chủ đạo, song những diễn biến phức tạp, mất ổn định giữa các nước trong khu vực hay trên thế giới vẫn diễn ra, tồn tại những bất ổn. Và những bất ổn này là nguyên nhân dẫn tới xung đột, bùng phát xung đột, thậm chí là những xung đột sắc tộc, tôn giáo tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp tài nguyên, can thiệp lật đổ…vẫn cứ diễn biến phức tạp. Các điểm nóng vẫn tồn tại và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn vừa cảnh báo số người di cư trên thế giới có thể tăng mạnh do tác động của xung đột, khủng hoảng lương thực và biến đổi khí hậu. Trước những diễn biến phức tạp, bất ổn như thế, chúng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đem lại độc lập, tự chủ thực sự cho nhân dân, đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân.
PV: Mỗi thời kỳ cách mạng của đất nước lại đặt ra cho chúng ta những cơ hội, thách thức mới. Vậy trong tình hình hiện nay, thì đâu được coi là mẫu số chung để chúng ta có thể quy tụ, tập hợp được sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân?
TS Nguyễn Thị Liên: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết toàn dân tộc. Sau này, tư tưởng của Bác được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng thành công trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy là mục tiêu đó cũng chính là đích đến quy tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự đồng nhất giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với mục tiêu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho thấy sự hòa quyện giữa ý Đảng - Lòng dân; giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với nguyện vọng của toàn thể nhân dân, xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Như vậy, đại đoàn kết toàn dân tộc là giá trị cốt lõi, là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bùi Tuyết Mai - Bùi Thị Tuyết Mai (1971-20 )
Nhà thơ Bùi Tuyết Mai tên thật là Bùi Thị Tuyết Mai dân tộc Mường, sinh năm 1971, tại Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Bùi Thị Tuyết Mai có thời gian học trường cấp 3 Chu Văn An ở Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Bùi Thị Tuyết Mai theo học Trường Cao đẳng Sư Phạm Thường Tín thuộc Hà Sơn Bình cũ. Trong thời gian này, Bùi Thị Tuyết Mai bắt đầu làm thơ, bài thơ đầu tiên ra đời Tâm tình người thiếu nữ, ghi lại nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ khi đi học ở nơi xa.
Năm 1991, tốt nghiệp Sư Phạm ra trường, Bùi Thị Tuyết Mai được phân công về Trường Đảng tỉnh Hòa Bình, sau đổi tên thành Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình. Trong thời gian này do yêu cầu công tác Bùi Thị Tuyết Mai phải đi đó, đi đây vùng sâu hẻo lánh, được nhìn xa thấy rộng, hồn thơ thúc bách ghi chép sáng tác thơ, kết quả là được kết nạp vào Hội Văn học Nghệ thuật Hòa Bình và Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Đến năm 1998, tập thơ dầu tay Mưa trong nhà của Bùi Tuyết Mai mới ra đời.
Sau đó, Bùi Thị Tuyết Mai bảo vệ thành công luận văn, có bằng Thạc sĩ Kinh tế rồi chuyển công tác về Hà Nội, làm ở Cơ quan Đảng uỷ Khối các Cơ quan Trung ương.
Nhà thơ Bùi Tuyết Mai được các giải thưởng:
- Giải B của Hội VHNTCDTTSVN, với tác phẩm Mưa trong nhà - Giải C của UBND tỉnh Hòa Bình tặng năm 2001, với tác phẩm Trầu đỏ môi ai. - Giải C của Hội VHNT Hòa Bình năm 2001-2006, với tác phẩm Nơi cất rượu - Giải A của Hội VHNT Hòa Bình năm 2001-2006, với tác phẩm Mường Trong
Mặc dù hiện nay nhà thơ Bùi Tuyết Mai làm việc ở Hà Nội, nhưng vẫn dệt vải và làm thơ.
- Mưa trong nhà (thơ Văn hóa dân tộc, 1998) - Mưa trong nhà (thơ) - Trầu đỏ môi ai (thơ) - Nơi cất rượu (thơ) - Mường trong (thơ) - Binh Boong (thơ, Lao Động, 2008)
Đêm khuya lắm em một mình im lặng Nghe đâu đây tiếng gió tâm tình Ôi không phải đâu đấy là con dế Kêu ri ri như đang khóc một mình Con gái mẹ có lần đi rất khẽ Đến đằng sau ôm vai mẹ nói thầm Bí mật lắm đừng có ai hỏi nhé Chỉ được riêng mình mẹ biết thôi
Người Mường trong leo núi như mặt trời Đeo kiếm lên nương như cây núc nác. Đổ khói đổ sương vành khăn piêu đung đưa trăng mùa lũ . Bám độc mộc xuôi về như con ốc con cua. Mùa Mường trong cũng biết đếm mương phai. Cái gió con trăng biết đếm cây gộc cụt . Khói cũng nhuộm nâu người như đất. Con đường mòn biết đếm bước lạ quen
Mường anh mường thắt eo mường thổn thức men theo lời hát Em mới vờ làm người Pú Nhung đến đây bán cót Giả làm người Mường muổi đến nhà tập chăn trâu Tập làm việc muờng cho quen tiếng bén hơi Cho gà vịt theo em như theo ngô lúa Cho mùa tiếp mùa yêu nhau như khăn áo quấn lấy người Cho anh say em như say rượu Cho anh dính em như khẩu tan*
* Loại cơm nếp thơm và dẻo của người Thái vùng Tây Bắc
Mùa Em Mùa em xa Mường Bước như chân con nai nhỏ Mùa em xa Mường Đêm cựa mình nhớ lời ru của Mẹ Mùa em Mùa bay lẻ Nhớ vòng quay con nước Vì em như con nai nhỏ hay ra bờ suối Mùa em Mùa thiếu nữ Lần đầu biết nhớ Vì em như cái ớp pu * quanh năm ôm lưng Mẹ Hà Nội, 30/08/2004
* giỏ nhỏ bằng mây đựng kim chỉ và trang sức, đeo ở lưng phụ nữ Mường
Chim Bẻ Chèm lảnh chói hóa thân vào điện thoại, ti vi
và bất cứ cái gì để đến lúc đó đánh thức mọi người
Dồn dập những đôi giày dép, những xe đạp, xe máy và ô tô suốt một đêm ngủ say
Những đôi mắt hướng về đồng hồ công cộng người lớn chỉ
Các bà mẹ nựng con gấp gắp như kim giây: Ăn đi, ăn đi, nhanh lên con
Khó khăn lắm mới có được chỗ ngồi
Những cốm chanh vừa đợi xe bus vừa ăn xôi
Ngón tay cái tới tấp mổ bàn phím
Mọi khái niệm trở nên năng động
Những xe đạp tuổi lêm mười í ơi
Tiền bố mẹ cho mua quà sáng để trưa chát!
Dế mèn bây giờ phiêu lưu cũng khác
Những nẻo người cuồn cuôn phố như sông
Xe và người cuốn vào đường cằm cụi
Áo khăn bạc tiền cơm gạo buồn vui
Người thiếu nữ trong ngôi nhà cổ
Bóng con chim xanh đi về ngoại ô
Chiếc điện thoại di động của tôi gừ gừ
như con mèo bị người khác dọa lấy con chuột nó vừa vồ được
Máy vi tính của tôi đã lách cách nhiều giờ như tiếng thoi dệt của bà tôi
Hà Nội tôi ở Mường Trời tầng chín và đi cầu thang máy
Giấc mơ mười bảy của tôi biết đội bông từ đâu?
Đầu tôi nhộn nhịp quạt trần quay
tiếng bầy ong của ông nội tôi đang vầy mật mùa hoa nhãn
Tôi bây giờ bận nhắn tin và mải mê trên bàn phím
Trong thế hệ “ngón tay cái” này
Quạt giấy và quạt mo biết vịn vào đâu?
Chẳng lẽ ngày hôm nay của tôi lại là một phần của bài hát cũ
Mỗi nhịp thở của tôi luôn ngân nga về
Tiếng của cụ ông, cụ bà, tiếng của cha mẹ tôi cồn cào
Chiếc nôi đầy bồ hóng vẫn còn kia
Từng đong đưa từ khi đất còn pạc lạc, nước còn pời lời
Bài hát cũ cứ ngày ngày qua lại trong tôi như những đường cày
Và đêm đêm hiện về những ngôi sao mang hình dấu hỏi
Tiếng gõ cửa lốc cốc từ thuở chăn trâu dội vào
Không nghe được tiếng gáo dừa dội nước
Người ta tháo giày và đi tất vào nhà
Không có ai đi chân đất đến nhà tôi chơi cả!
Với chiếc nậm bầu khô đựng rượu
Chẳng lẽ tôi đã đánh mất lá bùa khiến người say tôi?
Như chiếc bánh ngọt kề môi Người rơi rụng Tôi nhận được mùi hương của con đường cỏ khô Tháng năm này đã khác
Nguời gieo Rồi người không gặt Bỏ lại tôi thương nhớ cồn cào
Văng vẳng chuông chiều Thầm thì sương sớm
Âm âm gió Âm ấm mây Bước chân người gieo hạt
Thêm một mùa gom nỗi nhớ mang đi.
Này tên vợ Này tên chồng Này tên con Ta lấy máu của trái tim mình viết vào lá trầu Bùa lá
Ta cầu thần linh Ta cầu thượng đế Ta viết đủ ngày sinh tháng đẻ Nhập vào mọi nẻo âm dương
Hỡi lửa thiêng, cha hiền, hãy nung nóng tim chàng! Hỡi dòng nước mạnh, mẹ của muôn loài, hãy vỗ về con! Hỡi không khí, căn nhà hãy ấm lên!
Ta lấy không khí làm thuyền, lấy lửa thiêng làm mái chèo Cuộn vào dòng nước mạnh Tìm người yêu ta về.
Tựa lưng núi Chợt nghe tôi cười Nhặt nắm đất đồi Mặt ướt Tôi quay quắt tìm tôi
Tựa lưng núi Cúi xuống đồi Cây đau hay vấp lốc Người đau thương nhớ lâu Tôi còn đây hay tôi nơi đâu
Núi cười Đồi khóc Tôi nhọc khó tìm tôi.
Lao xao Lao xao Thương nhau Thương nhau Đừng như cái áo Đừng như cái áo
Lao xao Lao xao Nhớ nhau Nhớ nhau Đừng như cái áo Đừng như cái áo
...Yêu nhau Rồi quên nhau Rồi xa nhau
...đợi lâu Chợ tình đợi lâu Nhìn nhau Nhìn rất lâu
Nhớ nhau mỗi năm mỗi sâu Chợ vắng người đợi đã lâu
Một mình... Lắm thương nhớ đau.
Trong bài: Nhà thơ Bùi Tuyết Mai: Tôi sinh ra giữa vũ trụ Mường, tác giả Nguyên Bình có nhận định:
“Thơ của chị đậm chất Mường. Một chất Mường vừa nguyên sơ vừa hiện đại. Chất Mường ấy thể hiện ở mọi phương diện, từ thi liệu tới giọng điệu, từ hình ảnh đến lối cảm, lối nghĩ... Có ý kiến từng nhận xét: thơ của chị rất lạ; lạ vì trong trẻo; lạ vì cái chất sống hồn nhiên, tuy phải va chạm với thành thị; và lạ vì có một không khí núi đồi nương rẫy phủ lên ngôn từ thi ca.”
- Bùi Tuyết Mai Web: daidoanket.vn - Tâm tình người thiếu nữ Web: daidoanket.vn
Trong lịch sử văn học dân tộc và thế giới, chưa có danh nhân nào được "ca dao hóa" nhiều như Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Nhà thơ Lê Anh Xuân đã từng viết:
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam
Sinh thời, Bác rất thích dùng ca dao, tục ngữ trong các bài viết của mình để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tuyên truyền cách mạng. Những ngày bệnh trọng, Bác vẫn thèm nghe "một câu hò xứ Nghệ" - một khúc hát dân ca. Ngay trong bản "Di chúc" thiêng liêng trước lúc đi xa, Người vẫn còn dặn lại đồng bào, đồng chí bằng một câu ca dao lục bát biến thể:
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Có thể nói: Bác và ca dao, ca dao và Bác đã có sự "hóa thân" hài hòa và nồng thắm. Còn gì đẹp hơn, tự hào hơn khi nhân dân ta từ núi rừng, hải đảo xa xôi tới bưng biền Đồng Tháp đã dành những vần ca dao chứa chan tình nghĩa, biết ơn về Bác để dâng lên Người:
Là sao Bắc đẩu, là vầng Thái dương
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: "Bác sống như trời đất của ta", Bác như ánh sáng, như khí trời không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Việt Nam, và ai cũng cảm thấy:
Hình ảnh Bác Hồ trong ca dao của đồng bào các dân tộc thiểu số được thể hiện trước hết là ở chỗ: Bác Hồ là hiện thân của sự đoàn kết dân tộc. Trong "Thư gởi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam" họp tại Plây Ku ngày 19-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "… Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê đê, Xơ đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ có nhau, no đói giúp nhau".
Đồng bào Tây Nguyên đã có bài ca dao về Bác Hồ với những so sánh liên tưởng thật xúc động:
Hồ Chí Minh - người là con sông lớn
Người là mặt trời, Người là mặt trăng
Mùa lạnh nhắc tên Hồ Chí Minh – cái bụng ấm
Mùa nắng nhắc tên Hồ Chí Minh – mây thêu mặt trời hồng
Mùa thu nhắc tên Hồ Chí Minh – mây lắng trời trong
Mùa xuân nhắc tên Hồ Chí Minh – cây cỏ đâm nhựa trổ bông.
Người dân Tây Nguyên nhận ra rằng:
Vùng Tây Nguyên rừng thiêng nước độc
Tám, chín năm ở với Bác Hồ lúa mọc đầy nương
Ba năm ở với "quốc gia" khổ sở trăm đường
Nay bắt phu, bắt lính, nói gạt nói lường hại dân
Người Hơ-rê chất phác, nói "bụng Bác Hồ" đẹp hơn cả hoa Ê-pan nhất buôn, nhất rừng của họ. Cũng như người Ê-đê thấy "bụng Bác Hồ" tốt với dân tộc mình thế nào. Họ cho thấy:
Cho suối đánh đàn, cho hoa Gơ- ma nở
Cho nương đầy lúa, rẫy đầy khoai
Cho núi sông đầy cá nước hoa ngàn
Đồng bào dân tộc Êđê, Giarai, Ba-na cũng thường hát:
Mà trong bụng thương hơn cha hơn mẹ
Người Gia rai chưa được ra miền Bắc
Mà trong bụng thương hơn cha hơn mẹ
Vì vậy mà, chỉ cần nhắc đến tên Bác:
Lên rừng nhắc tên Hồ Chí Minh/quên cả chân chồn, leo dốc nhanh
Xuống đồng nhắc tên Hồ Chí Minh/cấy lúa suốt ngày không thấy mệt
Bữa ăn nhắc tên Hồ Chí Minh/đôi đũa và cơm như và ngọc
Nằm ngủ nhắc tên Hồ Chí Minh/ trời tan bóng tối, ấm năm canh.
Đồng bào Hơ rê thấy được tấm lòng của Bác, thấy "bụng Bác Hồ đẹp hơn nhiều"
Con chim Prắc kêu to/ Con chim Siên kêu nhỏ
Nước nhiều nguồn đã họp thành sông
Người khác nhau đã thành một chi
Ở mỗi ngả nhưng cùng một Bok Hồ
Hỡi hoa ê pang soi mình bến nước
Mày đẹp nhất rừng, mày đẹp nhất buôn
Nhưng bụng Bác Hồ còn đẹp hơn nhiều
- Bụng Bác Hồ đẹp hơn hoa ê pang
Bụng Bác Hồ còn đẹp quý hơn chiêng
Và đồng bào đã thể hiện tấm lòng theo Bác, theo Đảng một cách chất phác:
Người Tây Nguyên/ Đã giữ rừng. Đốn cây to phải ngã
Người Xơ đăng không theo con cú vọ
Người Nơ ngao không theo con diều hâu
Chúng ta theo hoa đỏ/ Chúng ta theo Cụ Hồ.
Mong Bác về rừng núi Tây Nguyên
Để dân làng mang chiêng cồng đi đón
Đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, Mông... ở Việt Bắc, Tây Bắc luôn cảm nhận được tình cảm của Bác dành cho họ:
Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng
Qua nghìn hoạn nạn mới được như ngày hôm nay
Đồng bào Khmer, Chăm, Hoa cũng luôn tin tưởng và biết ơn Bác:
Như chày với cối, như cội với cành
Có Đảng, có Bác, châu chấu đá voi lộn nhào
Có Đảng, có Bác chẳng sợ chông gai bùn lầy.
"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Lời Bác rất thấm thía. Biết nói làm sao hết những lời ca cất lên từ đáy lòng của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Bác./.