Trong quá trình lãnh đạo và quản lý việc đánh giá năng lực của nhân viên là một việc hết sức quan trọng, đánh giá đúng năng lực của nhân viên sẽ giúp lãnh đạo phân đúng người đúng việc, công việc sẽ phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có các quyền sau đây:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Đánh giá nhân viên dựa trên thái độ làm việc

Có nhiều nhà lãnh đạo cho rằng kiến thức chuyên môn có thể trau dồi và nhân viên chưa có kinh nghiệm thì cử đi tham gia quy trình đào tạo 1 chương trình đào tạo nội bộ là được, nếu để họ chọn một nhân viên có thái độ làm việc tốt và một người năng lực tốt nhưng kiêu ngạo và không nghiêm túc trong việc, thì nhà lãnh đạo lại ưu tiên người có thái độ làm việc tốt. Vậy một thái độ làm việc tốt trong biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên được thể hiện qua những tiêu chí nào.

- Tính trung thực của nhân viên  - Cẩn trọng trong công việc - Tính tự giác ham học hỏi - Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng - Chuyên cần và đúng giờ

Xem thêm: Mẫu thư mời làm bài kiểm tra

Tiêu chí đánh giá nhân viên theo năng lực

Thông thường trong bảng đánh giá năng lực nhân viên sẽ có 3 tiêu chí để đánh giá nhân viên theo năng lực đó là: Đánh giá theo mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc được giao - Đánh giá nhân viên theo mục tiêu hành chính: Dựa trên mức độ làm việc, hiệu quả công việc của nhân viên để đánh giá thực hiện công việc của nhân viên đó có tốt không và làm cơ sở đề nghị khen thưởng, đơn đề xuất tăng lương hoặc xấu nhất là đi đến quyết định thôi việc nhân viên đó. - Đánh giá theo mục tiêu phát triển: Đánh giá KPI dựa theo kpi mẫu và nhà quản nắm được mục tiêu ngắn/dài hạn nguyện vọng của nhân viên... Từ đó, đưa ra những chiến lược phát triển hỗ trợ nhân viên đạt kết quả tốt nhất trong công việc. Tương tự, cán bộ nhân viên cũng cần đẩy mạnh nỗ lực làm việc để cùng công ty phát triển xây dựng mục tiêu công ty. - Đánh giá theo mục tiêu hoàn thành công việc: Dựa vào việc được giao mà các nhà quản lí có thể đánh giá mức độ hoàn thành của từng nhân viên nào có thực lực, nhân viên nào cần đào tạo thêm.

Xem thêm: Mẫu báo cáo thành tích cá nhân

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Thực hiện quy trình đánh giá nhân viên hiệu quá, chính xác là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản lý dễ dàng thực hiện phân loại năng lực, giao việc đúng người, đúng vị trí và đúng khả năng chuyên môn.

Và để giúp cho các nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch và triển khai quy trình đánh giá nhân viên thành công, đảm bảo tính chính xác cao, Acabiz đã lựa chọn và cung cấp cho bạn 10 mẫu đánh giá nhân viên mới nhất để tham khảo áp dụng sao cho phù hợp với cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Đây là một trong những mẫu đánh giá nhân viên phổ biến mà doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng. Nội dung trong các mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên sẽ bao gồm các thông tin cơ bản như: các kỹ năng, phẩm chất cá nhân, hệ thống mục tiêu, mục đánh giá kết quả hoàn thành công việc, xếp hạng nhân viên dành cho nhà quản lý.

Thông qua mẫu đánh giá này, nhà quản lý sẽ có sự đánh giá tổng quát nhất định về hiệu suất kế hoạch làm việc của mỗi nhân viên và từ đó đưa ra những định hướng , kế hoạch mới để nhân viên có thể phát huy năng lực làm việc tốt hơn.

Mẫu điểm danh nhân viên là hình thức để nhà quản lý hay bộ phận nhân sự có thể giám sát tốt việc chấm công của nhân viên hằng ngày. Nhìn vào biểu mẫu này, nhà quản lý có thể nắm được thông tin nhân viên như: ngày nghỉ phép, không phép, nghỉ ốm, đi muộn,…là cơ sở tính lương và giúp nhà quản lý đánh giá hiệu suất làm việc của từng cá nhân.

Triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới cần có một biểu mẫu hoàn chỉnh nhằm đảm bảo quy trình đào tạo được diễn ra hiệu quả nhất. Xây dựng biểu mẫu kế hoạch đào tạo nhân viên cần có: thời gian cụ thể, mục tiêu đào tạo, tài liệu học tập, …

Sau khi kết thúc các chương trình đào tạo, nhà quản lý có thể nhìn vào biểu mẫu này để làm cơ sở đánh giá tiến độ, kết quả tham gia đào tạo của nhân viên.

Bên cạnh đánh giá nhân viên thì doanh nghiệp cần phải triển khai những quy trình đánh giá quản lý. Bạn có thể tham khảo biểu mẫu đánh giá nhà quản lý dưới đây để xây dựng riêng cho công ty mình một mẫu đánh giá phù hợp nhưng cần đầy đủ các yếu tố đánh giá như: hệ thống xếp hạng theo mục tiêu, hành vi cụ thể, phần tự nhận xét của nhà quản lý và phần nhận xét của cấp lãnh đạo cao hơn. Thông qua đánh giá nhà quản lý, doanh nghiệp có thể có cái nhìn toàn diện về năng lực, kết quả công việc và hiệu suất làm việc của các nhân đó.

Làm việc theo đội nhóm cũng cần phải thực hiện các quy trình đánh giá nhất định. Nhà quản lý có thể thực hiện đánh giá từng thành viên trong nhóm, sau đó xếp hạng theo năng lực và tổng hợp để tính tổng xếp hạng cho đội nhóm đó. Hình thức đánh giá nhóm như trên sẽ làm rõ ràng ưu, nhược điểm trong chuyên môn, năng lực của mỗi cá nhân sẽ có ảnh hưởng tốt hay xấu đến kết quả công việc chung của toàn đội nhóm.

Nhằm hỗ trợ nhân viên trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai theo một lộ trình bài bản, doanh nghiệp sẽ tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng cần thiết cho công việc. Và để thực hiện hóa các chương trình này thành công thì nhà quản lý phải có những mẫu kế hoạch phát triển nghề nghiệp chi tiết, bao gồm các thông tin liên quan tới: hoạt động cần làm, công cụ thực hiện, timeline triển khai, …

Dựa vào các mục tiêu cụ thể mà bạn có thể phân loại thành các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để từng bước hoàn thành, đảm bảo nhân viên có thể đạt được mục tiêu lớn nhất là phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Thông qua các mẫu đánh giá nhân viên trong năm, nhà quản lý có thể theo dõi sát tiến độ triển khai công việc hằng ngày của nhân viên và dựa vào những thông tin đánh giá này để làm cơ sở hoàn thành mẫu đánh giá nhân viên cuối năm.

Mẫu đánh giá nhân viên mới cần được triển khai trong 2 -3 tháng thử việc của nhân viên. Trong bảng đánh giá vẫn thể hiện các nội dung cơ bản như: hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, hành vi để nhà quản lý đánh giá chi tiết cụ thể, kèm với đó là xác định nhu cầu đào tạo của cá nhân. Đánh giá hiệu suất nhân viên mới sẽ đảm bảo độ chính xác cao và từ bảng đánh giá chi tiết nhà quản lý sẽ đưa ra được các phương án, kế hoạch rõ ràng.

Thực hiện tự đánh giá là cơ hội giúp cả nhà quản lý và nhân viên thể hiện bản thân mình thông qua các thành tích, kết quả công việc mà họ đạt được trong cả quá trình làm việc. Thông qua tự đánh giá, nhân viên cũng sẽ có cái nhìn trung thực nhất về hiệu suất làm việc của bản thân và tự thay đổi cách thức làm việc của mình giúp mang lại một kết quả công việc tốt hơn.

Cho phép nhân viên gửi phản hồi lên cấp trên là cách để nhà quản lý nắm được nhu cầu, mong muốn của nhân viên, đo lường được mức độ hài lòng của nhân viên với công việc hiện tại và có thể đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp.