DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Mức hưởng trợ cấp cho người tàn tật

Căn cứ theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, mức hưởng trợ cấp của người tàn tật được tính bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội (mới nhất) nhân với hệ số cấp độ thương tật tương ứng.

Trong đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội mới nhất áp dụng từ ngày 01/7/2024 được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 76/2024/NĐ-CP là 500.000 đồng/người/tháng.

Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật nặng/ đặc biệt nặng căn cứ Điểm e Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng.

- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Trong trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau, mức hưởng chỉ được tính cho một hệ số cao nhất. Đặc biệt trong thời gian hưởng chế độ trợ cấp xã hội nếu người khuyết tật chết sẽ được hỗ trợ kinh phí mai táng. Nếu người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì được hưởng một mức cao nhất.

Dựa trên các hệ số và mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 01/7/2024. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật đặc biệt nặng năm 2024 như sau:

- 1.000.000 đồng/tháng cho người khuyết tật đặc biệt nặng.

- 1.200.000 đồng/tháng cho trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng.

- 750.000 đồng/tháng cho người khuyết tật nặng.

- Và, 1.000.000 đồng/tháng cho trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng

Theo quy định người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng (theo Khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010).

Mức hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng thấp nhất cho mỗi người tàn tật (khuyết tật nặng/đặc biệt nặng) bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP sau đây:

- Hệ số một phẩy năm 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi.

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi.

- Hệ số 1,0 đối với hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

Như vậy, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi mới được hỗ trợ khoản kinh phí này.

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất. Nếu cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

Với mức chuẩn trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/người/tháng. Theo đó mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng áp dụng từ ngày 01/7/2024 như sau:

- 750.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi.

- 1.000.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi 02 con dưới 36 tháng tuổi trở lên.

Chế độ trợ cấp người tàn tật giúp các đối tượng được hưởng trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật là một việc làm ý nghĩa và mang giá trị nhân văn. Người dân cùng các cơ quan, chính quyền cùng nhau chung tay góp sức để người tàn tật có thể hòa nhập cộng đồng và có một cuộc sống ý nghĩa hơn, tạo điều kiện cho họ được làm việc và tham gia các hoạt động trong điều kiện cho phép.

Bảo hiểm xã hội điện tử EBH mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn.

Ngày 7/10, mạng xã hội lan truyền thông tin một người đàn ông bán vé số dạo ở huyện Hóc Môn (TPHCM) trúng 11 tờ độc đắc và 4 tờ giải phụ đặc biệt gây xôn xao.

Qua xác minh, nơi cung cấp vé trúng giải đặc biệt trên là đại lý vé số Lý Sang ở xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn. Người trúng vé số là ông N. (SN 1983, quê Long An).

Chiều cùng ngày, phóng viên Dân trí đến khu vực huyện Hóc Môn hỏi thông tin về ông N. thì được biết người đàn ông này sau khi trúng số đã rời TPHCM về quê ăn mừng cùng gia đình.

Ông Sang (SN 1977, quê Quảng Ngãi), chủ đại lý vé số Lý Sang, từ chối cung cấp thông tin liên lạc với ông N. vì để bảo vệ đời tư cho người đàn ông đó. Theo ông Sang, ông N. không lấy vé trực tiếp từ cơ sở của ông mà thông qua một đại lý cấp nhỏ hơn.

Mỗi ngày cơ sở ông lấy vé số từ công ty kiến thiết ở các tỉnh về và phân phát cho đại lý nhỏ hơn. Các đại lý này tiếp tục đưa đến tay người bán vé số dạo để bán cho khách hàng.

Các tờ vé số trúng mang lại cho ông N. hơn 17 tỷ đồng sau khi trừ thuế (Ảnh: A.H.).

Chiều 6/10, ông bất ngờ khi nhận tin có người bán vé số dạo trúng 11 tờ vé giải đặc biệt và 4 tờ giải phụ đặc biệt với số tiền hơn 22 tỷ đồng. Dãy số mang lại may mắn trên là 934750 thuộc đài Đà Lạt.

Theo ông Sang, khoảng 19h tối cùng ngày, ông N. đi cùng một đồng nghiệp mang các tờ vé trên đến cửa hàng tiếp tục dò thêm một lần nữa. Khi xác định chính xác mình là người may mắn, ông N. đã tặng cho bạn đồng nghiệp một tờ giải đặc biệt. Đồng thời, người đàn ông đó cũng tặng thêm 2 tờ giải phụ đặc biệt cho người cung cấp vé số trực tiếp cho mình.

Sau đó, ông N. đưa 10 tờ vé số trúng đặc biệt còn lại cho gia đình ông Sang cất giúp để nhận tiền vào hôm sau. "Sáng 7/10, tôi và ông N. cùng đến một chi nhánh ngân hàng tại huyện Hóc Môn, chuyển toàn bộ số tiền trúng giải vào tài khoản ông N. để đảm bảo an toàn. Số tiền trúng số sau khi trừ thuế là hơn 17 tỷ đồng. Ông N. cũng về quê trong ngày để ăn mừng với gia đình và họ hàng", ông Sang nói.

Ông Sang kể lại câu chuyện của người bán vé số dạo (Ảnh: An Huy).

Theo chủ cơ sở bán vé số, ông N. bị cụt một chân, đi lại bằng chân giả và chưa lập gia đình. Dù khuyết tật nhưng ông N. rất chăm chỉ, bán vé số dạo kiếm sống mỗi ngày, bất kể trời nắng hay mưa.

Trúng số vì khách hàng quen từ chối mua lại vé "ế"

Chủ đại lý vé số Lý Sang cho biết, ông N. trúng số một cách đầy bất ngờ và may mắn. Ông N. kể với ông trước đây mỗi ngày, có một gia đình luôn mua lại toàn bộ vé số ế, ông chưa bán hết vào cuối ngày.

Trước ngày trúng số, ông N. ghé gia đình trên nhờ chủ nhà mua. Vợ chủ nhà liền càm ràm với chồng: "Ông mua vé số hoài. Nếu trúng, người ta đến xin tiền ông sao".

Ông N. nghe vậy cảm thấy buồn và quyết định không nhờ gia đình trên mua vé ế nữa. Chiều 6/10, ông quyết định giữ lại toàn bộ vé số ế, không ngờ trúng lớn.

"Nếu vợ chủ căn nhà không khuyên ngăn chồng thì may mắn đã đến với gia đình họ rồi. Chính lời càm ràm của bà chủ căn nhà đã mở ra một trang mới cho cuộc đời đầy khốn khổ của ông N.", ông Sang chia sẻ.

Ông Sang đứng trước cửa hàng bán vé số của gia đình (Ảnh: An Huy).

Ông Sang cho biết, sau khi nhận tiền, ông N. dùng vài trăm triệu đồng phát cho người quen ở khu xóm trọ và những đồng nghiệp khác như chia sẻ sự may mắn.

Qua đánh giá của chủ đại lý vé số, ông N. là người hiền lành, thật thà và tin người. Dù mới gặp mặt lần đầu nhưng ông N. đã giao 10 tờ vé số độc đắc cho cửa hàng ông cất giúp mà không đặt vấn đề viết giấy, ký tên để làm tin.

Cửa hàng ông xưa nay có nhiều người trúng vé số, thậm chí có người trúng một lần 12 tờ đặc biệt. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có người bán vé số dạo may mắn như vậy.

"Khi nhận tiền xong, tôi hỏi ông N. rằng giao 10 tờ vé cho cửa hàng giữ không sợ bị lừa đảo, chiếm đoạt hay sao. Ông N. cười tươi và nói không nghĩ chuyện như vậy xảy ra. Tôi hy vọng ông N. và người thân sẽ có cuộc sống sung túc hơn từ nay trở về sau với số tiền trên", ông Sang chia sẻ.