Trong đơn gửi đến Cục thi hành án dân sự TP.HCM (THADS), bà Trương Mỹ Lan lên tiếng về các tài sản. Theo đó, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp hoặc kê biên, cùng với các tài sản mà bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm huy động thêm nguồn lực khắc phục hậu quả, bà mong muốn cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.
Bà Trương Mỹ Lan: "Các anh ở Ngân hàng Nhà nước đã trấn an tôi an tâm"
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 11/3, TAND TP HCM bắt đầu xét hỏi bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về các hành vi sai phạm tại Vạn Thịnh Phát và SCB.
Trả lời thẩm vấn, bà Trương Mỹ Lan cho rằng cáo trạng không đúng hành vi của bà. Bà Lan phủ nhận nội dung không có vị trí nhưng nắm 91% cổ phần SCB. Bà Lan cho rằng trong quá trình điều tra, có lúc bà khai đúng, có phần khai chưa đúng và bà chưa bao giờ xác nhận nắm giữ 90%
Bà Lan cho rằng chỉ sở hữu 5% cổ phần của SCB, còn lại là của người thân, bạn bè trong và ngoài nước.
Theo chủ tọa, cáo trạng không nói "bị cáo khai nhận sở hữu 91,5% cổ phần SCB" mà cáo trạng đã căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được, xác định bị cáo sở hữu từng đó. Tuy nhiên, bà Lan vẫn cho rằng chỉ có hơn 4,9%, sau này (năm 2022) có thêm hai con gái của bà sở hữu mỗi người 5%, bạn bè nước ngoài 30% và bạn bè trong nước hơn 30%.
"Bà giải thích thế nào về việc tất cả những người nắm cổ phần về mặt pháp lý đều xác nhận là đứng tên giùm Trương Mỹ Lan?".
Bà Lan cho rằng "những người đang quản lý cổ phần họ không biết mặt tôi”. Những người đứng tên này không có việc làm thì được Tạ Chiêu Trung nhờ đứng tên vì người nước ngoài không thể đứng tên góp vốn được. Bạn bè tôi là Việt kiều Canada, Việt kiều Úc, Việt kiều Mỹ. Bạn bè thấy tôi nên tin tưởng.
thì tôi bảo lãnh chứ không phải của tôi.
"Không phải biết Trương Mỹ Lan mới là đứng giùm Trương Mỹ Lan. Những người đứng tên cổ phần đều khai đứng tên cho Trương Mỹ Lan", chủ tọa chất vấn.
"Xin hội đồng xét xử cho tôi nói về cổ đông nước ngoài. Những người này trước đây chỉ vào giúp SCB thôi, không có mục đích gì khác, lúc đầu tôi ra sức thuyết phục họ, giờ làm sao tôi nhớ nổi hết là nhà đầu tư nào, công ty nào… Trước khi hợp nhất 3 ngân hàng vào ngày 1/1/2012, tôi được động viên từ một số lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhờ tôi kêu gọi cổ đông 3 ngân hàng đừng quậy phá, vì 3 ngân hàng khác nhau, lãnh đạo khác nhau, nhờ tôi bằng mọi giá phải kêu họ tiếp tục hợp nhất. Tiếp theo Ngân hàng Nhà nước nhờ tôi phải đi kêu gọi bạn bè đầu tư, để làm sao phải nắm số cổ phần trên 65%, nhóm này góp tiếng nói cùng bị cáo để hợp nhất thành công. Lúc đầu tôi từ chối nhiều lần vì tôi không có nghiệp vụ ngân hàng, các anh ở Ngân hàng Nhà nước đã trấn an tôi an tâm, vì tôi có tiếng nói, uy tín với các cổ đông”, bà Lan nói.
Bà Lan nói được yêu cầu nhóm bạn bè phải chiếm trên 65% cổ phần và phải kêu gọi
thì mới dễ thành công. Đồng thời, bà cũng được yêu cầu cho mượn tài sản đưa vào cơ cấu ngân hàng.
“Tôi rất là buồn vì không nghĩ tôi có ngày hôm nay", bị cáo Trương Mỹ Lan khóc.
Không đồng tình với cách giải thích của bà Lan, chủ tọa cho rằng:
"Không có một công thức nào là phải biết Trương Mỹ Lan là ai mới đứng tên giúp được. Những người này đều khẳng định đứng giúp bị cáo, còn các cổ đông nước ngoài này có phải đứng tên cổ phần của bị cáo hay không tòa sẽ đánh giá".
Chủ tọa hỏi bị cáo suy nghĩ gì về việc tất cả các bị cáo tại phiên tòa đều khai làm theo chỉ đạo của
, kể cả các bị cáo làm trong cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước?
Bà Lan cho rằng các bị cáo khác khai không đúng.
"Hôm trước, ông Nguyễn Văn Thùy (phó trưởng ban kiểm tra, giám sát nội bộ Agribank (nguyên phó trưởng ban giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) nói rất rõ đến hôm đọc cáo trạng mới biết. Cậu ấy có biết mặt tôi đâu mà nói chỉ đạo", bà Lan nói.
Bà Lan cũng khẳng định nếu thân tín, thì không thể làm vài tháng, một năm rồi nghỉ.
Về cáo buộc đưa người thân tín vào SCB nắm giữ các chức vụ quan trọng, bà Lan khẳng định những người ở SCB không phải thân tín của mình.
"Tất cả người ở SCB đều không phải người thân tín của tôi, nếu thân tín của tôi thì không thể làm mấy tháng một năm rồi nghỉ, kể cả bà Nguyễn Thị Thu Sương, Lê Khánh Hiền, Võ Tấn Hoàng Văn. Võ Tấn Hoàng Văn là tổng giám đốc một năm gặp tôi không được bao nhiêu lần, một Tổng giám đốc SCB tại sao không dám nói sự thật", bà Lan nói.
Sáng 10/10, phiên toà xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 tiếp tục với phần tranh luận của các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự.
Tại phiên tòa, luật sư đại diện cho bà Võ Thị Kim Khoa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tân Thành Long An - chủ đầu tư Khu Công nghiệp và đô thị Việt Phát (người có nghĩa vụ liên quan) - cho rằng, sau khi công ty và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ký kết thoả thuận khung để chuyển nhượng dự án này là 30.000 tỷ đồng.
Thời điểm thỏa thuận, phía công ty đã đặt cọc gần 1.700 tỷ đồng để vào điều hành dự án nói trên. Tuy nhiên, tháng 8/2022 hai bên làm hợp đồng, tháng 9 đặt cọc thì đến tháng 10/2022, bà Trương Mỹ Lan bị bắt và dự án bị kê biên nên chưa được triển khai.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa.
Vị luật sư cũng cho biết thêm, giao dịch giữa Công ty Cổ phần Tân Thành Long An và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là hợp pháp nên Tân Thành Long An mong muốn được thực hiện dự án và đề nghị HĐXX xem xét gỡ bỏ các lệnh ngăn chặn, phong tỏa.
HĐXX: Về gói trái phiếu của Công ty Cổ phần Bông Sen (doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát) thực hiện như thế nào?
Trả lời HĐXX, vị luật sư cho rằng, gói trái phiếu này trước đây Tập đoàn Novaland đã thỏa thuận hợp đồng với bà Trương Mỹ Lan nhưng các bên chưa thoả thuận được mức giá. Do đó, nếu bà Trương Mỹ lan cử 1 người đại diện hợp pháp làm việc với Công ty Tân Thành Long An để chốt lại các khoản nghĩa vụ tài chính thì lúc đó phía công ty sẽ hoàn trả tiền để bà Lan khắc phục hậu quả của vụ án.
Sau phần trình bày của luật sư, HĐXX cho bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày quan điểm liên quan đến dự án này.
Bà Lan cho rằng, phía Tân Thành Long An đang giữ 2.500 tỷ đồng là tiền nghĩa vụ còn tồn đọng cần phải thực hiện. Do đó, Trương Mỹ Lan đề HĐXX thu hồi số tiền này để sử dụng khắc phục hậu quả vụ án.
Theo tìm hiểu, lô trái phiếu có mã BSECH2126003 được Công ty Bông Sen phát hành từ tháng 10/2021 do Công ty cổ phần Chứng khoán Tân việt (TVSI) thu xếp, với tổng giá trị dư nợ 4.800 tỷ đồng, lãi suất 10,5%/năm và có hạn trả lãi định kỳ 3 tháng/lần.
Toàn bộ số tiền trên được Công ty góp vào hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Vina Alliance cho Dự án cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại - dịch vụ và căn hộ tại số 152 - Trần Phú, Quận 5. Khu đất này được cấp cho Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).
Liên quan đến nghĩa vụ với lô trái phiếu này, Công ty cổ phần Bông Sen đã đưa các tài sản để đảm bảo, gồm: Phần góp vốn 30% của bà Trần Thi Phơ tại Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức; 63,4 triệu cổ phần Công ty Daeha thuộc sở hữu của Công ty Hợp thành 1; các hồ sơ thế chấp một loạt tài sản là bất động sản tại trung tâm TP.HCM như: 55-56 Nguyễn Huệ - Khách sạn Palace; 61 - 63 Hai Bà Trưng - Khách sạn Bông Sen 2; số 5 Nguyễn Thiệp, số 24/24, Đông Du, số 93-95-97 Đồng Khởi, Quận 1.
Ngày 16/8/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã chấp thuận cho Vinataba đăng ký biến động đất đai, đem khu đất trên góp vốn vào Vina Alliance.
Đến cuối năm 2015, Vinataba thoái toàn bộ vốn, sau đó khu đất này tiếp tục được “sang tay” doanh nghiệp khác, trong đó có Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức, do bà Trần Thị Phơ là người nắm 30% cổ phần. Số cổ phần này được sử dụng để làm tài sản thế chấp tại Ngân hàng SCB để phát hành lô trái phiếu vào tháng 10/2021 của Công ty cổ phần Bông Sen.
Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã "tuýt còi" những sai phạm liên quan đến dự án này.
Ngày 25/10/2023, Phó Chủ tịch UNBD TP.HCM Bùi Văn Cường ký ban hành quyết định thu hồi khu đất trên, trong đó xác định hành vi cố ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Vinataba (mà Sở Tài Nguyên và Môi trường đã chấp thuận), là vi phạm pháp luật theo điểm d, khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai năm 2013 (về đất không được chuyển nhượng, tặng cho).
Đến 5/3/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của Công ty TNHH Vina Alliance, do hết thời hạn điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án theo yêu cầu của UBND TP.HCM, nên hiện nay UBND Quận 5 không xác định được đối tượng bàn giao khu đất.
Trong khi đó, Vinataba lại cho rằng, đơn vị này hiện không còn quản lý, sử dụng khu đất trên nên không thể bàn giao, bởi trước đó, Vinataba đã hoàn tất việc thoái toàn bộ vốn tại Vina Alliance sau khi chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho Công ty TNHH Sơn Đông theo Hợp đồng chuyển nhượng vốn ngày 13/6/2017.
Theo cơ quan tố tụng xác định, Công ty Bất động sản Trí Đức và Công ty cổ phần Bông Sen có liên quan đến vụ án trái phiếu của tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 đang đưa ra xét xử.
Còn Vinataba được xác định là đã hoàn tất góp và thoái toàn bộ vốn trước thời điểm trái phiếu được phát hành khá lâu, cũng như đã nhận đầy đủ số tiền theo thỏa thuận với các cổ đông sáng lập khác là Pacific Alliance và Sơn Đông.
Trong khi đó, trách nhiệm trong việc làm thất thoát tài sản nhà nước của các cá nhân, tập thể tại Vinataba cũng chưa được làm rõ, xử lý và công khai sau hơn 2 năm xác định có sai phạm.
Ngoài kiến nghị thu hồi đất và xử lý trách nhiệm của những cá nhân liên quan, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ, nếu đến 31/12/2023 chưa thực hiện được việc thu hồi thì chuyển cơ quan điều tra Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Phía Công ty Bông Sen cho rằng, việc thu hồi khu đất 152 Trần Phú sẽ ảnh hưởng tới việc khắc phục hậu quả cho nhà đầu tư, do 4.800 tỷ huy động từ việc bán lô trái phiếu của công ty này không được sử dụng đúng mục đích và liên quan tới vụ án Vạn Thịnh Phát.