Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp cho cơ quan thuế đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Vậy nên, nhiều doanh nghiệp hiện nay đặc biêt quan tâm về các quy định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp đặc biệt là thời hạn nộp thuế. Đối Tượng Phải Nộp Thuế TNDN 2024 bao gồm những ai? Tất cả sẽ được Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mức thuế suất thuế TNDN năm 2024 là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 11 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định phương pháp tính thuế như sau:
Theo đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những căn cứ dùng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hiện nay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng bao gồm các mức như sau:
(1) Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 20% (khoản 1 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013).
Mức thuế suất áp dụng với tất cả các doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% tại Mục 2, Mục 3 bên dưới hoặc trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi.
(2) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% đến 50% đối với hoạt động dầu khí phù hợp với từng hợp đồng dầu khí. (khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 bị thay thế bởi khoản 1 Điều 67 Luật Dầu khí 2022).
(3) Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% đến 50% đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. (khoản 6 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 bị thay thế bởi khoản 1 Điều 67 Luật Dầu khí 2022).
Hạn nộp thuế TNDN tạm nộp là khi nào?
Căn cứ tại Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn nộp thuế TNDN tạm nộp (hay còn gọi là thuế TNDN tạm tính) theo quý như sau:
Theo đó, thời hạn nộp thuế TNDN tạm nộp theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Ví dụ: Thời hạn nộp thuế TNDN tạm nộp theo quý 3/2024 là ngày 30/10/2024.
Thông tin cơ bản về thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục
+ Dạy học dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học, dạy múa hát, hội họa, kiến thức chuyên môn: Đây là Đối tượng không chịu thuế GTGT.
+ Được Khấu trừ GTGT đầu vào: Khóa học kế toán doanh nghiệp.
+Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào mà không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.
+Và thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Công ty có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Công ty chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
Một số câu hỏi liên quan thường gặp
Thứ nhất: Khi nhận học phí của học viên các bạn hãy tiến hành Xuất hóa đơn.
Thứ hai: Doanh nghiệp không phải chịu thuế GTGT, Kế toán vẫn tiến hành kê khai thuế GTGT hàng tháng.
Thứ ba: Trong trường hợp Phát sinh thuế thu nhập cá nhân(TNCN) thì làm báo cáo thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc quý. Còn nếu không phát sinh thuế Thu nhập cá nhân thì cuối năm làm quyết toán thuế TNCN nộp.
Kinh doanh giáo dục chính là quá trình đầu tư, phát triển để cung cấp các loại hình dịch vụ liên quan tới giáo dục. Kinh doanh giáo dục sẽ lấy người học làm trung tâm, sử dụng vốn đầu tư tư nhân thay vì nhà nước để phát triển. Các chương trình, các kiến thức, hay dụng cụ, cơ sở vật chất,… được hoàn thiện hoàn chỉnh, đảm bảo tạo môi trường học tập, giáo dục chất lượng nhất.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 13, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định thì "Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế…”.
Căn cứ quy định nêu trên, doanh thu từ hoạt động dạy học, nuôi giữ trẻ (bao gồm cả tiền ăn) của mầm non tư thục thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên không phải lập tờ khai thuế GTGT.
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:
Cơ sở thường trú cũng là cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài, để doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
Tại khoản 5 Điều 5, Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Đó là, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Theo quan điểm cá nhân của người viết, từ những căn cứ trên, trường học không thuộc nhóm đối tượng được miễn kê khai, tính nộp thuế GTGT nên vẫn phải thực hiện việc nộp tờ khai thuế GTGT.