Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ AN NINH THUỶ LỢI

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chào mừng bà Mariam Sherman trong vai trò mới và bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với WB. Bộ trưởng kỳ vọng rằng với nhiệm kỳ mới của bà Sherman, WB sẽ tổ chức thêm các sự kiện, hội thảo để nâng cao năng lực tổ chức các dự án quốc tế cho Việt Nam một cách đồng bộ. Cùng với đó, trở thành cầu nối giữa các Bộ, ngành, để các cơ quan nhà nước phối hợp thống nhất.

Đề cập về những thành công từ các dự án do WB hỗ trợ tại Việt Nam, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết điển hình là dự án Chống chịu Khí hậu tổng hợp và Sinh kế bền vững (WB9) sau 8 năm thực hiện đã mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 1,8 triệu nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sinh kế và cải thiện các hoạt động canh tác theo hướng các mô hình chống chịu khí hậu tốt hơn trên diện tích hơn 200.000 ha.

"Chúng tôi mong muốn Ngân hàng Thế giới hỗ trợ xây dựng các hồ thủy lợi lớn, công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân sinh sống tại vùng khó khăn, vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, công trình cấp nước sinh hoạt liên vùng…”.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cùng với đó, dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) là điểm sáng trong khu vực về đổi mới phương thức canh tác theo hướng bền vững, nâng cao chuỗi giá trị cho các ngành hàng lúa gạo và cà phê. Dự án này đã tạo nền móng vững chắc để Ngân hàng thế giới tiếp tục hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

“Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc vay vốn từ WB cho Đề án 1 triệu hạ lúa chất lượng cao, phát thải thấp, do chưa có cơ chế vay vốn đặc thù, nhưng những kết quả ban đầu của các mô hình thí điểm trong khuôn khổ đề án đã vượt ngoài mong đợi của Bộ”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ về những khó khăn hiện tại mà Việt Nam đang đối mặt, đặc biệt là sự chồng chéo trong các quy định và luật pháp, như Nghị định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Đầu tư công, đã gây cản trở cho quá trình tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Mặt khác, Bộ trưởng Hoan cũng đề nghị phía WB xem xét hỗ trợ Việt Nam về ý tưởng dự án an ninh nguồn nước và hiện đại hóa thủy lợi. Đồng thời cho biết Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đang ưu tiên các công trình hạ tầng ngành nước phục vụ đa mục tiêu, phạm vi tác động lớn.

Chứng chỉ giảm phát thải là gì?

Chứng chỉ giảm phát thải là gì, theo Ban thư ký Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc quy định được viết tắt là CERS (Certified Emissions Reduction), là chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Chứng chỉ này được coi như một loại hàng hóa đặc biệt có thể trao đổi, mua bán giữa các quốc gia hoặc doanh nghiệp.(4)

Những đơn vị đủ điều kiện sở hữu chứng chỉ phát thải khí nhà kính có quyền trao đổi và bán lại chứng chỉ cho những đơn vị hay quốc gia có nhu cầu sử dụng với nguyên tắc thuận mua vừa bán. Các đơn vị bán có quyền nhận lợi nhuận từ việc trao đổi và buôn bán chứng chỉ này để tăng thu nhập và đơn vị mua sẽ giảm tránh được các lệnh phạt khi phát thải CO2 quá quy định cho phép

Trồng lúa theo phương pháp canh tác truyền thống gây phát thải khí nhà kính.

Về mặt lý thuyết, cây trồng có 2 quá trình, quang hợp vào ban ngày là quá trình cây hấp thu khí carbon và thải ra khí oxy dưới tác động của ánh sáng và diệp lục. Quang hợp là quá trình tạo ra các hợp chất hữu cơ phục vụ cho quá trình hô hấp của cây. Ngược lại với quang hợp, hô hấp của cây là quá trình diễn ra trong bóng tối. Lúc đó, cây sẽ sử dụng khí oxy để oxy hóa các hợp chất hữu cơ có được từ quá trình quang hợp, cung cấp năng lượng giúp cây duy trì và phát triển sự sống, đồng thời thải ra không khí khí carbon. Theo nguyên lý chung, quá trình quang hợp tạo ra nhiều khí oxy hơn là quá trình hô hấp tạo ra khí carbon của cây. Do đó, trồng càng nhiều cây cối sẽ càng giúp giảm khí carbon trong không khí, tốt cho môi trường.

Tuy nhiên, việc trồng lúa nước lại có nhiều quá trình đẩy khí thải nhà kính vào không khí hơn là trồng cây cối thông thường khác. Theo phương pháp canh tác lúa nước truyền thống, ruộng lúa luôn được duy trì lượng nước ngập mặt đất. Do đó, khí oxy bị đẩy khỏi đất, tạo ra môi trường yếm khí trong đất. Phân bón hữu cơ, gốc và rễ lúa cũ bị phân hủy trong môi trường yếm khí như vậy sẽ tạo ra khí metan. Khí metan đi vào không khí thông qua mô khí dẫn từ rễ lên lá lúa, hoặc trong quá trình nông dân "làm cỏ", vật nuôi sục bùn tìm kiếm thức ăn. Metan là một loại khí nhà kính, có khả năng làm trái đất ấm lên mạnh hơn 80 lần so với khí carbon.

Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, quá trình đốt rơm rạ của nông dân cũng tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính khác.

Do vậy, tổng hòa lại, trồng lúa nước theo phương pháp canh tác truyền thống không những không tốt cho môi trường như mọi người vẫn lầm tưởng, mà trái lại còn là yếu tố gây hại cho môi trường.

Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), ngành nông nghiệp gây phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau ngành công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năm 2020, ngành nông nghiệp Việt Nam phát thải khoảng 104,5 triệu tấn khí carbon tương đương (quy từ khí metan, khí N2O và các chất khí nhà kính khác sang tương đương carbon), chiếm khoảng 19% tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong cùng năm đó. Phân chia trong ngành nông nghiệp thì sản xuất lúa chiếm 48% tổng lượng phát thải ngành nông nghiệp. Tiếp đó là chăn nuôi chiếm 15,3%, phân bón chiếm 12,9%, quản lý phân xanh chiếm 9,5%...

Còn theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại một cuộc hội thảo được tổ chức vào tháng 8 năm nay, ngành nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 30% tổng lượng khí nhà kính phát thải vào môi trường. Trong đó, sản xuất lúa nước phát thải 49,7 triệu tấn khí carbon tương đương. Tiếp đó là chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn; quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn khí carbon và tương đương...

Hối thúc nông dân chuyển đổi sản xuất xanh

Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Do vậy, việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp nói chung, trồng lúa nước nói riêng là rất quan trọng.

Các chuyên gia đến từ WB khuyến nghị ngành nông nghiệp Việt Nam thúc đẩy quản lý nước thông qua hình thức tưới khô-ướt xen kẽ; đồng thời áp dụng tối ưu các đầu vào thông qua kỹ thuật "Một phải, Năm giảm". Cụ thể, một phải là phải sử dụng giống được chứng nhận; năm giảm là giảm tỷ lệ sử dụng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước và thất thoát hậu thu hoạch.

Việc áp dụng mô hình "Một phải, Năm giảm" giúp giảm mức độ sử dụng hạt giống từ 29 đến 50%; giảm sử dụng phân bón vô cơ 22-50%; giảm sử dụng nước 30-50%, giảm sử dụng thuốc trừ sâu 20-33%. Nhờ vậy, chi phí sản xuất cũng giảm khoảng 4 triệu đồng/ha (giảm 22%), trong khi năng suất lúa tăng 5,2-7,9%, lợi nhuận tăng 29-67%. Việc áp dụng "Một phải, Năm giảm" cũng giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính khoảng 26,6% vào vụ Đông Xuân và 29,9% vào vụ Hè Thu.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đang rất nỗ lực trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, trong đó có việc sử dụng các giống lúa ít tiêu hao nước tưới, áp dụng các kỹ thuật canh tác bảo vệ đất, giảm sử dụng phân bón hóa học, tăng sử dụng phân bón hữu cơ đã được ủ đúng kỹ thuật, thu gom và xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng phương pháp khoa học thay vì đốt, chuyển sang mô hình sản xuất tuần hoàn...

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.