Thời gian xét xử dự kiến diễn ra từ ngày 8.12 - 6.1.2023, do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa. Đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) có 3 kiểm sát viên, gồm: bà Lê Thị Đông, ông Phạm Văn Hiền và ông Châu Hoàng Sơn.

Thêm nhiều bị hại đến tòa làm thủ tục

Sáng ngày đầu tiên diễn ra phiên xét xử (8.12), an ninh phiên tòa được thắt chặt. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, bảo vệ tòa án canh gác ở lối ra vào khu vực xét xử để kiểm tra giấy tờ người tham dự phiên tòa. Lực lượng CSGT điều tiết giao thông ở các tuyến đường xung quanh tòa án; nhân viên y tế túc trực ở tòa để theo dõi và thăm khám sức khỏe cho các bị cáo.

Do số lượng bị hại đặc biệt lớn, trước phiên xét xử, TAND TP.HCM đã có thông báo đến các bị hại về thời gian xét xử và kế hoạch xét hỏi. Các bị hại trong 58 dự án sẽ tham gia phần xét hỏi từ ngày 13 - 21.12.2022. Bị hại chỉ cần đến đúng thời gian theo thông báo và mang theo phiếu thu, hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ tùy thân.

Từ sáng 8.12, đã có hàng trăm bị hại đến tòa án, mang theo hồ sơ để làm thủ tục tham gia phiên xét xử và được thư ký tòa hướng dẫn. Đến khoảng 8 giờ 30, HĐXX khai mạc phiên tòa và mất gần 2 tiếng để phổ biến nội quy phiên tòa, thẩm vấn lý lịch…

Chủ tọa Trần Minh Châu cho biết thời gian xét xử diễn ra liên tục từ ngày 8.12 - 6.1.2023 và xét xử cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Khi xét hỏi sẽ theo thứ tự HĐXX, đại diện VKS đến các luật sư; chỉ hỏi một lần và không quay lại hỏi. Sau khi xét hỏi xong, bị hại sẽ được ra ngoài.

Ngày đầu tiên xét xử vụ án, thêm nhiều bị hại đến tòa án làm thủ tục

Do số lượng bị hại lên đến hàng nghìn người nên trước đó, HĐXX đã thông báo đến các bị hại và đã lên danh sách. Tuy nhiên, nếu người dân chưa có trong danh sách bị hại nhưng có đủ chứng cứ, hồ sơ, tài liệu chứng minh, HĐXX vẫn xem xét. Quá trình xét xử, tòa vẫn sẽ tiếp nhận và khi xét hỏi sẽ đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách bị hại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba), Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc Công ty Alibaba, em ruột Luyện), Nguyễn Thái Lực (31 tuổi, em ruột của Luyện và Lĩnh, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và Võ Thị Thanh Mai cùng 18 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngoài tội danh trên, 2 bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện, cựu Giám đốc Công ty Alibaba Law Firm) và Nguyễn Thái Lực còn bị đưa ra xét xử thêm về tội “rửa tiền”. Riêng bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán Công ty Alibaba) bị đưa ra xét xử về tội “rửa tiền”.

Trong vụ án, bị cáo Võ Thị Thanh Mai được tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ; bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng được tại ngoại để chữa bệnh.

Đây là vụ án với nhiều con số “khủng”; hồ sơ hơn 1 triệu bút lục được chở đến tòa bằng 2 xe tải. Có 3.986 bị hại đến từ các tỉnh thành trong nước và 100 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; hơn 40 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, bị hại.

Để phục vụ cho phiên xét xử, TAND TP.HCM đã dựng 3 rạp lớn với khoảng 2.000 chỗ ngồi và chuẩn bị màn hình lớn, bục khai báo, camera... tại sân tòa để người tham gia phiên tòa theo dõi, trình bày ý kiến. Đội ngũ phục vụ phiên tòa khoảng 200 người, gồm: lực lượng an ninh phiên tòa, nhân viên y tế, phòng cháy chữa cháy…

Theo cáo trạng, Công ty Alibaba được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 1 tỉ đồng; thay đổi lần thứ 3 vào năm 2017 với vốn điều lệ 1.700 tỉ đồng. Nguyễn Thái Luyện thành lập 22 công ty và chỉ đạo người thân, nhân viên đứng tên để nhận chuyển nhượng số lượng lớn đất nông nghiệp tại các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận…

Các cá nhân này sau khi nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, ủy quyền lại cho các pháp nhân trực thuộc Công ty Alibaba mà Luyện thành lập. Từ đó, Luyện đã “vẽ” lên các dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp; phân lô, tách thửa trái quy định và dùng truyền thông để quảng cáo bán dự án.

Luyện thu hút khách hàng bằng cách cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Khi đến hạn, hầu hết khách hàng đều không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết. Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các “hợp đồng quyền chọn” hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.

Thực chất, các dự án trên được vẽ trái phép trên một diện tích đất nông nghiệp đặc biệt lớn, không phải là đất thổ cư như trong hợp đồng chuyển nhượng thể hiện. Tổng cộng, Luyện và đồng phạm đã “vẽ” ra 58 dự án không có thật, lừa bán cho hàng nghìn người, chiếm đoạt số tiền hơn 2.400 tỉ đồng.

Đối với hành vi rửa tiền, ngày 21.11.2019, bị cáo Mai chỉ đạo Lĩnh nộp 50 tỉ đồng tiền khách hàng mua đất tại Công ty Alibaba vào tài khoản của Lực và chỉ đạo Lực rút tiền, mở sổ tiết kiệm. Sau đó, Mai chỉ đạo Lực rút 31 tỉ đồng để mở sổ tiết kiệm cho Thắng và chỉ đạo Thắng rút 18 tỉ đồng để mua 2 căn nhà tại tỉnh Đồng Nai; còn lại 13 tỉ đồng.

Đến tháng 9.2019, khi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố vụ án Công ty Alibaba lừa đảo, Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi (hơn 13,9 tỉ đồng) vào tài khoản do Mai đứng tên. Sau đó, Mai chuyển 13 tỉ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra và giao lại cho Mai để trả nợ, tiêu xài. Cả 3 đều thừa nhận biết đây là tiền bất hợp pháp, do Luyện lừa đảo mà có.

Dự kiến hôm nay (9.12), phiên tòa bước vào phần xét hỏi.

Cơ quan chức năng kết luận trong vụ án công ty Alibaba, bằng các thủ đoạn, Nguyễn Thái Luyện và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 4.316 khách hàng với trị giá hơn 2.264 tỷ đồng.

Ngày 26/3, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sau 3 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, đến nay Viện Kiểm sát đã hoàn tất cáo trạng truy tố 23 bị can trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba).

Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba) và 21 bị can về tội “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015; trong đó hai bị can Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, giữ 49,5% cổ phần công ty) và Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) bị truy tố thêm tội “Rửa tiền” theo Điều 324 Bộ luật hình sự 2015. Riêng bị can Huỳnh Thị Kim Thắng bị truy tố về tội “Rửa tiền.”

Theo cáo trạng, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng Quyền sử dụng đất, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.

Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật như đây là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.

Các bị can thực hiện theo quy trình 5 bước. Cụ thể: bước 1, Nguyễn Thái Luyện dùng phần nhỏ tiền cá nhân và phần lớn tiền chiếm đoạt từ khách hàng chỉ đạo các cá nhân là người thân, nhân viên thân tín thuộc Công ty Alibaba đứng tên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với số lượng lớn, tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Thuận.

Bước 2, những cá nhân đứng tên nhận chuyển nhượng đất như nêu trên lập Hợp đồng ủy quyền cho các pháp nhân do Luyện thành lập để các công ty này tự vẽ dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp, phân lô, tách thửa trái quy định theo chỉ đạo của Luyện.

[Hoàn tất điều tra bổ sung vụ lừa đảo chiếm tài sản tại công ty Alibaba]

Bước 3, sau khi nhận ủy quyền, các pháp nhân nêu trên với tư cách là chủ đầu tư các dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp, phân lô, tách thửa từ 100m2 đến dưới 400m2 rồi dùng truyền thông để quảng cáo bán sản phẩm.

Bước 4, Luyện tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh phân phối bán đất nền trong dự án “tự vẽ” với Công ty Alibaba để Công ty Alibaba trở thành đại lý phân phối đất nền cho các khách hàng, nhằm mục đích che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các dự án; đồng thời tạo ra giao dịch ảo để khách hàng tin tưởng là các dự án có đủ tính pháp lý, đủ điều kiện chuyển nhượng theo Luật Kinh doanh bất động sản mà đồng ý mua.

Cuối cùng bước 5, sau khi khách hàng đồng ý mua, theo sự quảng cáo của Công ty Alibaba thì Nguyễn Thái Luyện chỉ đạo các pháp nhân đứng tên nêu trên ký hợp đồng thỏa thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng, nhưng tiền được nộp về Công ty Alibaba để Luyện quản lý, sử dụng.

Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Nguyễn Thái Luyện sử dụng các thủ đoạn như: cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn, mà sẽ được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.

Thực tế, toàn bộ các dự án đều do Công ty Alibaba tự vẽ trái phép trên một diện tích đặc biệt lớn đất nông nghiệp, chưa được phép phân lô tách thửa, không phải đất thổ cư như Công ty Alibaba quảng cáo và thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc đưa ra quyền chọn hoặc các phụ lục hợp đồng kèm theo chỉ nhằm mục đích thu hút nhiều nhà đầu tư vào các dự án.

Quá trình điều tra, Nguyễn Thái Luyện không thừa nhận hành vi phạm tội.

Về hành vi rửa tiền của 3 bị can Võ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Lực và Huỳnh Thị Kim Thắng, Viện Kiểm sát xác định: Nguyễn Thái Lực có 4 tài khoản cá nhân tại 4 ngân hàng, trong đó có 2 tài khoản không sử dụng, 2 tài khoản thì một để nhận lương hàng tháng, một để nhận tiền từ Võ Thị Thanh Mai chuyển và đi rút tiền mặt giao lại cho Mai. Ngày 21/11/2018, Võ Thị Thanh Mai chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện) nộp 50 tỷ đồng vào tài khoản số 179797988 của Lực, sau đó chỉ đạo Lực rút, mở sổ tiết kiệm số tiền 50 tỷ đồng, kỳ hạn 6 tháng tại Ngân hàng ACB. Nguồn gốc 50 tỷ đồng đều là tiền khách hàng thanh toán tiền mua nền đất tại Công ty Alibaba.

Sau đó, theo chỉ đạo của Mai, Lực rút 31 tỷ đồng, mở sổ tiết kiệm cho Huỳnh Thị Kim Thắng đứng tên tại Ngân hàng ACB. Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Mai, Thắng rút số tiền 18 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm, mua hai căn nhà tại địa chỉ 96A, 96B, Khu phố 6, phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Còn lại 13 tỷ đồng vẫn giữ trong sổ tiết kiệm.

Sau khi Cơ quan Công an khởi tố vụ án, thi hành lệnh bắt và khám xét ngày 18/09/2019, ngày 19/9/2019, Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi là hơn 13,9 tỷ đồng vào tài khoản số 90606168 do Mai đứng tên Ngân hàng ACB. Cùng ngày 19/9/2019, Mai chuyển 13 tỷ đồng vào tài khoản số 179797988 của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra và giao lại cho Mai.

Các bị can Võ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Lực và Huỳnh Thị Kim Thắng đều thừa nhận: biết rõ số tiền 13,9 tỷ đồng nêu trên là tiền thu của khách hàng, do Luyện lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà có nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo của Mai nhằm che giấu nguồn gốc số tiền. Số tiền 13 tỷ đồng nêu trên, Mai khai đã sử dụng hết vào việc cá nhân và trả tiền vay bên ngoài, đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa thu hồi được.

Cơ quan chức năng kết luận, bằng các thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Thái Luyện và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4.316 khách hàng.

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tạm giữ hơn 9,2 tỷ đồng tiền mặt; 257 miếng kim loại màu vàng có trị giá theo giám định là hơn 645 triệu đồng; 15 miếng kiêm loại màu vàng có trị giá theo giám định là hơn 359 triệu đồng và 20 thỏi kim loại màu vàng nhưng không phải là vàng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tạm giữ tiền trong tài khoản của 49 cá nhân là nhân viên và pháp nhân thuộc Công ty Alibaba, với số tiền tổng cộng là hơn 45 tỷ đồng; 23 ôtô, xe máy các đối tượng sử dụng, có trị giá theo giám định hơn 16 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã kê biên 652 thủ đất với tổng diện tích là hơn 4 triệu m2. Tổng giá trị theo kết quả định giá nhà và đất trên là hơn 1.536 tỷ đồng.

Ngoài số tài sản trên, quá trình thi hành lệnh bắt, khám xét với các bị can, Cơ quan Cảnh sát điều tra còn thu giữ 113 CPU, 171 máy tính xách tay, một máy tính bảng và 16 điện thoại di động do các bị can, nhân viên Công ty Alibaba sử dụng. Toàn bộ đã được nhập kho vật chứng để phục vụ xét xử, thi hành án.

Hiện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển cáo trạng và toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu giải quyết./.

Để Luyện và các đồng phạm thực hiện hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của nhiều bị hại trong một thời gian dài tại các dự án không có thật, ngoài các cá nhân là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc Công ty Alibaba, giám đốc các công ty phụ thuộc còn có sự góp sức của nhiều cá nhân giữ các vị trí quan trọng trong các lĩnh vực khác như đào tạo, truyền thông, nhân sự...

Đơn cử, Huỳnh Thị Ngọc Như, Phó tổng giám đốc phụ trách đào tạo của Công ty Alibaba được Luyện tuyển dụng vào làm việc tại Công ty Alibaba từ tháng 11-2016, với vai trò là nhân viên kinh doanh bất động sản. Từ tháng 12-2016 đến tháng 8-2018, Như lần lượt trải qua các chức vụ Phó giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Tia Chớp, rồi làm Giám đốc Sàn giao dịch CB Real, Giám đốc Chi nhánh CB Real, Phó giám đốc Chi nhánh BigBang phụ trách quản lý bộ phận kinh doanh bất động sản của Công ty Alibaba. Do đó, Như hiểu rõ về cách thức hoạt động của Công ty Alibaba và tham gia môi giới hầu hết các dự án không có thật do công ty tạo lập.

Mặc dù 3 anh em Luyện đã bị bắt nhưng Công ty Alibaba vẫn đưa tin sai sự thật lên mạng

Từ tháng 8-2018, Như được Luyện giao phụ trách công tác đào tạo cho nhân viên kinh doanh bất động sản thuộc Công ty Alibaba. Qua trang web Youtube.com, mang tên tài khoản là "Đất nền địa ốc Alibaba", Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu thập được nhiều dữ liệu ghi hình thể hiện việc Huỳnh Thị Ngọc Như là người trực tiếp đào tạo nhân viên Công ty Alibaba chào bán dự án không có thật cho khách hàng, thông qua các bước kinh doanh do Nguyễn Thái Luyện tự xây dựng, không tuân thủ theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, dù Như chưa từng bàn giao GCNQSDĐ nào từ các dự án chào bán cho khách hàng. Thậm chí, trong ngày 19-9-2019, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra tổ chức thi hành lệnh bắt đối với Luyện..., đồng thời khám xét tại trụ sở Công ty Alibaba và chi nhánh, Như cùng một số nhân viên thuộc Công ty Alibaba vẫn ngang nhiên tổ chức họp báo, phát sóng trực tiếp trên trang web Youtube.com, tiếp tục đưa ra nhiều thông tin sai sự thật để che giấu khách hàng của Công ty Alibaba về hành vi sai phạm của Nguyễn Thái Luyện.

Các bị can Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực, Trang Chí Linh đều khai Nguyễn Lê Hoàng Lan phụ trách bộ phận truyền thông theo chỉ đạo của Nguyễn Thái Luyện để quảng cáo các thông tin dự án của Công ty Alibaba. Các cá nhân trực thuộc bộ phận truyền thông là Thái Văn Quân, Bùi Sỹ Triều Minh xác nhận có tham gia vẽ sơ đồ phân lô các Dự án: Tóc Tien Residence 2 và 3; Alibaba Phú Mỹ Center City; Alibaba Phú Mỹ Central 3; Thắng Hải NewTimes City; Ali Aqua Nhơn Trạch... do Lan cùng Luyện tham gia phê duyệt.

Ngoài ra, bản thân Như cũng trực tiếp ký Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng QSDĐ với 4 khách hàng ở vị trí Quản lý nhân viên bán hàng, cụ thể như Hợp đồng số LK15-01/HDCN-2018, không đề ngày, do pháp nhân chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Alibaba Law Firm ký với khách hàng Nguyễn Trọng Tín, để chuyển nhượng lô đất LK 15, diện tích 197,38m2, tình trạng thổ cư 100%, thời hạn sử dụng lâu dài, tại dự án không có thật đặt tên là Alibaba Tân Thành 2 với giá trị chuyển nhượng là 722.410.800 đồng, chiếm đoạt số tiền bị hại đã nộp 686.290.188 đồng.

Hợp đồng số LK1-13/HDCN-2018, ngày 8-2-2018, do pháp nhân chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Alibaba Law Firm ký với khách hàng Lương Văn Duy, để chuyển nhượng lô đất LK 01, diện tích 146,73m2, tình trạng thổ cư 100%, thời hạn sử dụng lâu dài, tại dự án không có thật đặt tên là Alibaba Tân Thành với giá trị chuyển nhượng là 422.582.400 đồng, chiếm đoạt số tiền bị hại đã nộp 280.000.000 đồng.

Lúc chưa bị bắt, Huỳnh Thị Ngọc Như vẫn lên mạng loan tin sai sự thật

Hay tại Hợp đồng số LK9-07/HDCN-2017, ngày 18-10-2017, do pháp nhân chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Alibaba Law Firm ký với khách hàng Vũ Tuấn Sơn, để chuyển nhượng lô đất LK 9, diện tích 98,8m2, thời hạn sử dụng lâu dài, tại dự án không có thật đặt tên là Alibaba Long Phước 14 với giá trị chuyển nhượng là 385.320.000 đồng, chiếm đoạt số tiền bị hại đã nộp 289.351.439 đồng... Tổng số tiền bị hại đã nộp của các hợp đồng trên là 1.255.641.627 đồng. Kết luận Giám định số 1352 ngày 15-7-2020 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TPHCM xác định: "Chữ ký trên các hợp đồng giám định và chữ ký mẫu thu của Huỳnh Thị Ngọc Như là của cùng một người ký ra".

Theo điều tra, Nguyễn Lê Hoàng Lan - Phó tổng giám đốc phụ trách truyền thông của Công ty Alibaba, thì Lan được luyển dụng vào làm việc tại Công ty Alibaba từ tháng 9-2017 đến ngày 18-9-2019. Khi đó, tháng 9-2018, Lan được Luyện bổ nhiệm giữ chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách truyền thông của Công ty Alibaba. Lúc này, bộ phận thiết kế trực thuộc bộ phận truyền thông do Lan quản lý. Quy trình vẽ thiết kế đối với dự án được thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Thái Luyện, Lan tiếp nhận file đã hoàn thiện và tham gia góp ý, sau đó, phân công nhân viên in ấn theo yêu cầu của Trương Thị Hồng Ngọc - Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh. Các bản vẽ thiết kế đều sử dụng để chào bán cho khách hàng, không dùng để đăng ký trong hồ sơ thiết lập dự án với cơ quan Nhà nước. Do quá nhiều, đến mức Lan khai là không nhớ rõ đã tham gia thiết kế bao nhiêu bản vẽ dự án dân cư mà Công ty Alibaba đã quảng cáo, bán cho khách hàng.

Các "tay chân" đắc lực của Luyện làm "bánh vẽ” mô hình dự án ảo do Alibaba tự dựng lên rao bán

Ngoài ra, bộ phận truyền thông do Lan phụ trách quản lý đã thực hiện quảng cáo gian dối trên trang web tapdoandiaocalibaba.com, các dự án dân cư không có thật như: Alibaba Long Phước 1; Alibaba Bàu Cạn Riverside... Tổ chức các sự kiện mở bán dự án theo chỉ đạo của Nguyễn Thái Luyện; tổ chức quay phim, phát trên mạng xã hội và trang web Youtube.com (tài khoản "Đất nền địa ốc Alibaba") các chương trình đào tạo bán hàng do theo các bước kinh doanh do Luyện ban hành. Kết quả xác minh tại Công ty Cổ phần Mắt Bão về thông tin đăng tải trên trang web của Công ty Alibaba là www.tapdoandiaocalibaba.com, được biết toàn bộ hệ thống dự án chào bán đều được quảng cáo là đất nền thổ cư, dù chưa thực hiện các quy định của Nhà nước để đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lập dự án.... Hợp đồng cung cấp dịch vụ tên miền và dịch vụ gia tăng do Nguyễn Thái Luyện ký kết với Công ty Cổ phần Mắt Bão, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thu giữ toàn bộ tài liệu trên theo quy định pháp luật.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã mở niêm phong, kiểm tra và thu dữ liệu điện tử trong CPU máy tính hiệu Lenovo, số serial PB4F5H6, do Nguyễn Lê Hoàng Lan sử dụng để thực hiện công việc, xét duyệt các nội dung kịch bản, bài viết, hình ảnh... các chương trình và sự kiện mà Công ty Alibaba quảng bá sản phẩm đất nền dự án đến khách hàng do nhân viên các phòng thuộc khối truyền thông gửi và được lưu trữ trong máy tính nêu trên. Kết quả, kế hoạch quảng cáo sự kiện lễ mở bán Ali Aqua Nhơn Trạch 16/6; Kịch bản chương trình phân phối dự án Tóc Tiên Residence 2 và 3; Alibaba Phú Mỹ Center City; Alibaba Phú Mỹ Central 3. Lan xác nhận trực tiếp tham gia biên soạn, phê duyệt để thực hiện, toàn bộ đều là dự án không có thật.

Lan khai sau khi bộ phận thiết kế đo vẽ bản đồ dự án, hoàn thiện thiết kế và được Luyện phê duyệt, bộ phận truyền thông do Lan phụ trách sẽ cùng với bộ phận kinh doanh tổ chức các sự kiện truyền thông, quảng cáo, mở bán... các dự án đều không được cấp phép theo quy định pháp luật mà chỉ tuân theo các bước xác lập dự án do Luyện xây dựng. Trong đó, Lan trực tiếp xác nhận tham gia các dự án Tóc Tiên Residence 2 và 3; Alibaba Phú Mỹ Center City; Alibaba Phú Mỹ Central 3; Thắng Hải NewTimes City; Ali Aqua Nhơn Trạch. Cơ quan điều tra xác định, Công ty Alibaba đã chi cho Nguyễn Lê Hoàng Lan 233.524.200 đồng để thực hiện việc quảng cáo, chào bán các dự án không có thật của doanh nghiệp.

(CATP) Theo Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, hầu hết giá trị thửa đất chuyển nhượng trên "Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ" đều thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế thanh toán. Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết đã chuyển phần nội dung làm việc với chủ đất đến Cơ quan CSĐT Công an các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận để điều tra, làm rõ và xử lý chung đối với các dấu hiệu sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai tại các địa phương. Bên cạnh đó, hành vi có dấu hiệu trốn thuế cũng được xem xét xử lý sau...

[TRỰC TIẾP] Tuyên án các bị cáo vụ án Công ty Alibaba chiều 29.12

Theo kế hoạch, 8 giờ 30 hôm nay (29.12), TAND TP.HCM tuyên án vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền đối với 23 bị cáo, xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt là Công ty Alibaba).

Theo cáo trạng, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Alibaba) và 21 bị cáo đã dựng nên 58 dự án “ma” tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.400 tỉ đồng của 4.550 người bị hại.

Bị cáo Nguyễn Thái Luyện kêu oan trong phần luận tội. Đồng thời, đề nghị HĐXX cho bị cáo chịu toàn bộ trách nhiệm dân sự và xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo còn lại.

Cũng theo cáo trạng, sau khi vụ án khởi tố, Luyện bị tạm giam, vợ Luyện là bị cáo Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc tài chính Công ty Alibaba) sợ tài khoản bị phong tỏa nên ngày 19.9.2019 đã chỉ đạo Nguyễn Thế Lực (trợ lý Chủ tịch HĐQT, em trai bị cáo Luyện) và Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán trưởng) rút 13 tỉ ra đưa cho Mai. Đến nay, số tiền này chưa thu hồi được.

Ở nhóm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", VKS đề nghị tuyên Nguyễn Thái Luyện mức án chung thân; Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện, Giám đốc Công ty Alibaba), Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (nhân viên pháp lý Công ty Alibaba) từ 16 - 18 năm tù; các bị cáo đồng phạm còn lại với Luyện trong nhóm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị VKS đề nghị từ 12 - 20 năm tù.

Nhóm tội "rửa tiền" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", VKS tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh và đề nghị các bị cáo Võ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Lực (em trai bị cáo Luyện) cùng mức án 30 năm tù.

Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán) bị VKS đề nghị từ 5 - 6 năm tù về tội "rửa tiền".

HĐXX phát trực tuyến buổi tuyên án trên Cổng thông tin điện tử TAND TP.HCM (xem tại đây); Đồng thời, sau khi tuyên án, bản án sẽ được niêm yết trên Cổng thông tin điện tử TAND TP.HCM (xem tại đây).

TAND TP.HCM thông báo để người tham gia tố tụng được biết để theo dõi việc tuyên án và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Kết thúc ngày tuyên án đầu tiên (29.12), về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Luyện tù chung thân, Nguyễn Thái Lĩnh (em trai Luyện) 17 năm tù, Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (nhân viên pháp lý Công ty Alibaba) 12 năm tù , Huỳnh Thị Ngọc Như (cựu Phó tổng giám đốc đào tạo Công ty Alibaba) 17 năm tù và 17 đồng phạm từ 10 - 19 năm tù.

HĐXX tổng hợp mức án hai tội danh “rửa tiền” và lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tuyên bị cáo Võ Thị Thanh Mai 30 năm tù, Nguyễn Thái Lực 27 năm tù.

HĐXX tuyên bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “rửa tiền”.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc bị cáo Luyện và bị cáo Mai liên đới bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại. Số tiền bồi thường sẽ nêu rõ trong phụ lục I, II của bản án.

Về hành vi rửa tiền, HĐXX buộc Ngân hàng HD Bank và bị cáo Mai nộp lại số tiền 13 tỉ đồng.

Ngày mai (30.12), HĐXX tiếp tục tuyên án phần bồi thường cho các bị hại.

Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền tại Công ty CP địa ốc Aliabab

Về phần dân sự trong vụ án Công ty Alibaba, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Nguyễn Thái Luyện và vợ là bị cáo Võ Thị Thanh Mai bồi thường hơn 2.400 tỉ đồng cho 4.550 người bị hại, do 2 bị cáo này chiếm đoạt và sử dụng toàn bộ số tiền này. VKS cũng đề nghị HĐXX buộc bị cáo Mai nộp lại 13 tỉ đồng mà bị cáo đã lấy từ hành vi rửa tiền.