Học quân sự ở đại học có bắt buộc không? Học quân sự ở đại học trong bao lâu? Nếu sức khoẻ không đáp ứng thì có phải đi học quân sự ở đại học hay không? Đây là những thắc mắc thường thấy của những tân sinh viên khi mới bước chân vào môi trường đại học. Nếu có cùng những thắc mắc trên, hãy theo dõi bài viết để đi tìm đáp án chính xác nhất!

Học quân sự ở đại học có bắt buộc không?

Căn cứ vào quy định của nhà nước, sinh viên bắt buộc phải học quân sự ở đại học. Điều này được giải thích theo Điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 và Tại khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018.

Cụ thể, điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 có quy định về giáo dục quốc phòng và an ninh tại cơ sở giáo dục đại học, như sau:

“Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học – Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học. Trong chương trình đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho người học nghiên cứu, học tập ngoại khóa với nội dung và hình thức thích hợp.”

Cùng với đó, tại khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định: “Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này”.

Như vậy, theo các quy định trên thì trường đại học được xác định là cơ sở giáo dục đại học. Học quân sự hay môn giáo dục quốc phòng và an ninh tại cơ sở giáo dục đại học tức là môn học chính của trường đại học. Do đó, sinh viên bắt buộc phải học môn quân sự là câu trả lời cho học quân sự ở đại học có bắt buộc không.

Học quân sự ở đại học có được về không

Câu trả lời là KHÔNG, sinh viên không được về nhà trong quá trình học quân sự (bao gồm các ngày cuối tuần và ngày lễ). Để đảm bảo an toàn khi học quân sự thì sinh viên sẽ phải bắt buộc mang theo CMND/CCCD và thẻ sinh viên để kiểm tra khi học tập.

Đối tượng được tạm hoãn học quân sự ở đại học

Ngoài trường hợp được miễn học quân sự, một số đối tượng sinh viên sẽ được tạm hoãn học quân sự sau khi được cho phép. Khi hết thời gian tạm hoãn, sinh viên phải tiếp tục đi học chương trình GDQP&AN để đúng với quy định và đủ điều kiện cấp chứng chỉ GDQP&AN.

Theo Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH có quy định đối tượng được tạm hoãn học môn quân sự ở đại học, như sau:

Chân vòng kiềng chữ O bị nhẹ không ảnh hưởng tới đi lại thì có được đi nghĩa vụ quân sự?

Cho hỏi trường hợp chân bị vòng kiềng chữ O bị nhẹ không ảnh hưởng tới đi lại thì có được đi nghĩa vụ quân sự không?

Trả lời: Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:

Hai chân vòng kiềng hình chữ O, chữ X:

- Nhẹ, không ảnh hưởng tới đi lại, chạy nhảy (5 - 10 độ) hoặc ảnh hưởng không đáng kể: Điểm 4

- Vừa (dưới 15 độ) đi lại, chạy nhảy ít ảnh hưởng: Điểm 5

- Nặng (trên 15 độ) thường kèm theo biến dạng ở cẳng chân, bàn chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động: Điểm 6

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Như vậy trường hợp hai chân vòng kiềng hình chữ O thì sẽ có sức khỏe loại 4 đến loại 6 (tùy mức độ).

Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Từ các quy định trên thì trường hợp hai chân vòng kiềng hình chữ O dù ở mức độ nhẹ nhất cũng bị sức khỏe loại 4, không đảm bảo điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

Học quân sự ở đại học trong bao lâu?

Quan tâm đến vấn đề học quân sự ở đại học trong bao lâu cũng là điều quan trọng không kém học quân sự ở đại học có bắt buộc không. Bởi các bạn tân sinh viên sẽ có thời gian chuẩn bị tinh thần, sức khỏe cũng như vật dụng cần thiết cho kỳ quân sự ngắn hạn này.

Học quân sự ở đại học trong bao lâu? Hiện nay, sinh viên phải trải qua 75 giờ học quân sự bao gồm 36 giờ lý thuyết và 35 giờ học thực hành. Ngoài ra, sinh viên còn có 4 giờ kiểm tra. Tùy theo từng trường đại học mà bạn có nhiều hình thực học khác nhau. Đa số các bạn sẽ đi học quân sự trong vòng 28 ngày. Cụ thể các giờ học được quy định theo Thông tư 10/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, một số thí sinh lo lắng khi kết quả thi không được như ý, có thể rớt xét tuyển đại học và phải đi nghĩa vụ quân sự. Nếu thi lại có được tạm hoãn không?

Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ;

Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;

Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Quy định tại Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

d) Có trình độ văn hóa phù hợp.

Nếu đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân thì bạn được gọi nhập ngũ cho đến hết 25 tuổi

Như vậy, nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tuyển quân thì bạn vẫn được gọi nhập ngũ cho đến hết 25 tuổi và đương nhiên là phải nhập ngũ, trừ trường hợp bạn thuộc diện được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự.

Khoản 1 điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

e) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

f) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Khoản 2 điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Thi lại đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự

Từ những quy định trên, nếu bạn rớt đại học, không thuộc diện tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ và đủ tiêu chuẩn tuyển quân thì bạn được gọi nhập ngũ và buộc tham gia nghĩa vụ quân sự theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ hằng năm phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Như vậy, việc bạn thi lại đại học không phải là căn cứ hoãn nghĩa vụ quân sự. Bạn chỉ được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.